From: Tinh Tế
Đối với những người yêu xe nói chung và yêu Porsche nói riêng thì chắc chắn cái tên 911 đã quá quen thuộc với họ. Nhắc đến Porsche 911 người ta sẽ nghĩ ngay đến một chiếc xe thể thao có thiết kế đẹp, động cơ đặt sau và hiệu suất hoạt động cực kỳ ấn tượng. Sau 50 năm xuất hiện, 911 không chỉ gặt hái được rất nhiều thành công cho Porsche mà nó còn trở thành một biểu tượng của hãng xe đến từ vùng Stuttgart nước Đức. Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ra đời Porsche 911 (1963-2013), chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của mẫu xe vốn được coi là huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô thế giới này.
911 đã truyền cảm hứng cho những người yêu xe trên toàn thế giới kể từ khi nó được giới thiệu tại Frankfurt Motor Show 1963 (hay còn gọi là IAA International Auto Show) dưới cái tên 901. Cho đến tận bây giờ, 911 vẫn được coi là chiếc xe thể thao tinh túy nhất, là chuẩn mực cho tất cả những chiếc xe thể thao khác. Nó còn trở thành trung tâm tham khảo cho nhiều dòng xe khác của Porsche. Từ Boxster, Cayman, Cayenne đến Panamera ít nhiều đều mang phong cách của 911.
Vị trí ổ khóa điện bên trái và cụm đồng hồ 5 hình tròn đã trở thành đặc trưng của tất cả các thế hệ 911
Với hơn 820.000 chiếc được sản xuất, 911 đã trở thành một trong những chiếc xe thể thao thành công nhất trên thế giới. 911 có sự kết hợp hài hòa giữa tính thể thao và tính thực tiễn, giữa truyền thống và đổi mới, giữa tính độc quyền và sự chấp nhận xã hội, giữa thiết kế và tính năng sử dụng. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi thế hệ 911 đã viết nên một câu chuyện thành công cho riêng nó. Ferry Porsche - con trai của nhà sáng lập Ferdinand Porsche - đã mô tả những phẩm chất độc đáo của 911 như sau: "911 là chiếc xe duy nhất bạn vừa có thể dùng để đi thám hiểm châu Phi, vừa có thể chạy ở đường đua Le Mans, vừa có thể lái đến nhà hát và vừa có thể vi vu trong thành phố New York".
Porsche làm những gì để kỉ niệm 50 năm dòng xe 911? Xem thông tin ở trong bài viết này nhé!!!
Đối với Porsche, việc kỉ niệm 50 năm 911 được coi là chủ đề chính trong năm 2013. Có hàng loạt các sự kiện kỉ niệm, đầu tiên là một triển lãm ô tô có tên "Retro Classics" được tổ chức tại Stuttgart. Tiếp theo, từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng 3, Bảo tàng Porsche đã rung chuông để kỉ niệm và trưng bày bốn chiếc xe đặc biệt gồm: 911 Turbo Coupe phiên bản đầu tiên, 911 Cabriolet bản nghiên cứu năm 1981, 911 GT1 bản đường phố năm 1997 và Type 754 T7 - chiếc xe do chính nhà sáng lập Porsche, Giáo sư Ferdinand Alexander Porsche thiết kế, được coi là cột mốc quan trọng trong việc thiết kế dòng 911 sau này.
Porsche còn mang một chiếc 911 phiên bản 1967 đi vòng quanh thế giới, qua năm châu lục và trưng bày ở những địa điểm nổi tiếng như Pebble Beach, California, Thượng Hải, Goodwood, Anh, Paris và Úc. Đóng vai trò như một đại sứ cho thương hiệu Porsche, chiếc 911 cổ điển này sẽ góp mặt ở nhiều triển lãm quốc tế, các sự kiện mang tính lịch sử và cả các sự kiện xe thể thao.
Bảo tàng Porsche bắt đầu kỉ niệm "50 năm Porsche 911" từ ngày mùng 4/6 đến 29/9 năm nay, với một cuộc triển lãm đặc biệt nói về lịch sử và sự phát triển của dòng 911. Sau đó, nhà xuất bản của bảo tàng sẽ tung ra một cuốn sách kỉ niệm có tên "911x911".
Một số cột mốc quan trọng của Porsche 911
Năm 1966 - Giới thiệu phiên bản mui trần đầu tiên có tên Targa
Năm 1972 - Giới thiệu cánh gió sau, hay còn gọi là đuôi vịt (Duck Tail)
Năm 1973 - Giới thiệu phiên bản Carrera với những nâng cấp lấy cảm hứng từ đường đua
Năm 1974 - Giới thiệu phiên bản Turbo đầu tiên
Năm 1975 - Giới thiệu cánh gió sau nâng cấp, hay còn gọi là đuôi cá voi (Whale Tail)
Năm 1983 - Giới thiệu phiên bản mui trần thực sự với mui mở hoàn toàn
Năm 1995 - Đèn pha được thiết kế lại với kiểu dáng mềm mại hơn
Năm 1999 - Thay động cơ làm mát bằng gió bằng động cơ làm mát bằng nướcThế hệ đầu tiên: F-Model / 901 (1963) - Sự ra đời của một huyền thoại
Là người kế nhiệm của Porsche 356, 911 đã chiếm được tình cảm của những người đam mê xe thể thao ngay từ khi xuất hiện. Nguyên mẫu của nó được công bố lần đầu tiên tại Frankfurt Motor Show năm 1963 dưới cái tên 901. Tuy nhiên, do hãng xe Pháp, Peugeot đã đăng ký độc quyền tất cả các tên xe có ba chữ số, với số 0 ở giữa nên Porsche buộc phải đổi tên cho chiếc xe của họ thành 911 khi ra mắt thị trường vào năm 1964. Xe sử dụng động cơ 6 xy lanh đối xứng, dung tích 2 lít, làm mát bằng không khí, công suất 130 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa 211 km/h.
Năm 1965, Porsche cung cấp thêm một phiên bản 912 với động cơ 4 xy lanh, dung tích 1,6 lít và có công suất 90 mã lực. Năm 1966, Porsche trình làng 911 S với động cơ 160 mã lực và vành hợp kim Fuchs lần đầu tiên được ứng dụng cho dòng xe này. Năm 1967, một phiên bản mui trần có tên 911 Targa được giới thiệu. Với thanh cuộn bằng thép không gỉ đặc biệt thì 911 Targa trở thành chiếc mui trần an toàn đầu tiên trên thế giới vào thời điểm đó. Tiếp theo, Porsche còn bổ sung hộp số 4 cấp bán tự động Sportomatic cho những chiếc xe của họ. Cũng trong năm 1967, với 911T và sau đó là các biến thể E và S, Porsche đã trở thành hãng xe Đức đầu tiên tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về khí thải tại Hoa Kỳ.
Càng về sau, 911 càng trở nên mạnh mẽ hơn nhờ được tăng dung tích động cơ. Ban đầu động cơ của nó được tăng lên 2,2 lít vào năm 1969 và sau đó là 2,4 lít vào năm 1971. Nổi bật nhất trong thế hệ 911 đầu tiên chính là chiếc 911 Carrera RS 2.7, ra đời năm 1972 với động cơ 210 mã lực và trọng lượng dưới 1.000 kg. Nó cũng là chiếc xe thương mại đầu tiên trên thế giới có cánh gió phía sau để tăng lực ép lên mặt đường.
Thệ hệ thứ hai: G-Model (1973) - Thế hệ tồn tại lâu nhất
Mười năm sau khi xuất hiện, 911 đã được làm mới hoàn toàn bằng thế hệ thứ hai mang tên G-Model. Đây là thế hệ tồn tại lâu nhất trong dòng xe này với thời gian 16 năm, từ 1973 đến 1989. Thế hệ thứ hai nổi bật hơn với cản trước được thiết kế nhô lên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn thử nghiệm tai nạn mới nhất vào thời điểm đó tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hai trang bị an toàn khác cũng được tích hợp là tựa đầu và đai an toàn ba điểm.
Năm 1974, phiên bản 911 Turbo đầu tiên được giới thiệu với động cơ 3 lít công suất 260 mã lực và cánh gió sau cỡ lớn. Đây được coi là một trong những cột mốc quan trọng trong dòng 911. Đến năm 1977, Porsche tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động cho 911 Turbo bằng bộ làm mát được trang bị trên phiên bản 911 Turbo 3.3 có công suất lên tới 300 mã lực, mạnh nhất trong dòng 911 thời điểm đó. Năm 1982, phiên bản mui trần đầu tiên được Porsche giới thiệu với tên gọi 911 Cabriolet. Sau đó một năm, Porsche tiếp tục giới thiệu 911 Carrera với động 3,2 lít hút khí tự nhiên có công suất 231 mã lực, trở thành một chiếc xe được nhiều người yêu thích lúc bấy giờ. Năm 1989, 911 Carrera Speedster ra mắt với những đặc điểm gợi nhớ đến huyền thoại 356 trước đó.
Thế hệ thứ ba: 964 (1988) - Bản nâng cấp lớn
Năm 1988, Porsche tung ra bản nâng cấp lớn mang tên 911 Carrera 4 với 85% thành phần mới, có tên mã 964. So với người tiền nhiệm, thiết kế của 964 chỉ có một chút khác biệt với cản trước khí động học hơn và cánh gió sau tự động mở. Nâng cấp lớn nằm ở khả năng vận hành với khung gầm được thiết kế lại hoàn toàn, các tay đòn làm bằng hợp kim nhẹ và hệ thống treo lò xo cuộn thay vì thanh xoắn như trước. Cùng với đó là những công nghệ tiên tiến như chống bó cứng phanh (ABS), hộp số Tiptronic, trợ lực điện và túi khí. Nội thất cũng được làm mới với phong cách thể thao hơn và tăng cường sự thoải mái cho người ngồi. Về sức mạnh, xe sử dụng động cơ 3,6 lít với các xy lanh đối xứng, làm mát bằng không khí và có công suất cực đại 250 mã lực.
Một động cơ Boxer 6 xy lanh đối xứng trên Porsche 911
Ngoài các phiên bản Coupe, Cabriolet và Targa thì từ năm 1990 Porsche cũng cung cấp thêm phiên bản Turbo cho 964. Ban đầu phiên bản Turbo sử dụng động cơ 3,3 lít với các xy lanh đối xứng, đến năm 1992 nó được nâng cấp lên động cơ mạnh hơn, đó là loại 3,6 lít có công suất 360 mã lực. Hiện tại, các phiên bản như 911 Carrera RS, 911 Turbo S và 911 Carrera 2 Speedster thế hệ 964 đang rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng.
Thế hệ thứ tư: 993 (1993) - Thế hệ cuối cùng sử dụng động cơ làm mát bằng gió
911 thế hệ thứ tư với tên mã 993 được biết đến là thế hệ 911 cuối cùng sử dụng động cơ làm mát bằng không khí. 993 chỉ giữ lại kính chắn gió, cửa sổ và cửa ra vào từ 964 trong khi thân xe được thiết kế lại bằng chất liệu nhôm. Ngoài ra, Porsche còn trang bị hệ thống treo sau kiểu đa liên kết nhằm cải thiện khả năng vận hành cho xe. Dung tích động cơ không có gì thay đổi, Porsche chỉ sửa đổi một chút để tăng công suất lên 272 mã lực và tiếp tục tăng lên 285 mã lực vào năm 1996.
Phiên bản RS cũng trở lại bằng một biến thể dẫn động bánh sau (RWD) nhẹ hơn, mạnh hơn với động cơ 3,8 lít công suất 300 mã lực. Ngoài hai phiên bản Carrera S và Carrera 4S thì Porsche còn cung cấp thêm phiên bản Turbo với thân xe rộng hơn và sử dụng hệ dẫn động bốn bánh. Đặc biệt, phiên bản Turbo cũng là chiếc xe đầu tiên trong dòng 911 sử dụng động cơ tăng áp kép. Phiên bản Targa được cải tiến một chút với mái bằng kính trượt dưới cửa sổ sau điều khiển điện.
Thế hệ thứ năm: 996 (1997) - Bản nâng cấp toàn diện
Được lắp ráp trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2005, thế hệ thứ năm được coi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử dòng 911. Sau 34 năm sử dụng động cơ làm mát bằng gió thì xe đã được trang bị động cơ làm mát bằng nước. Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống nạp xả bốn van trên một xy lanh nên động cơ của xe không chỉ mạnh hơn (300 mã lực) mà còn giảm đáng kể tiếng ồn, khí thải độc hại và lượng nhiên liệu tiêu thụ.
996 cũng là thế hệ chia sẻ nhiều thành phần với một model rất thành công khác của Porsche đó là Boxster. Nổi bật nhất là cụm đèn pha tích hợp cùng các đèn tín hiệu, đầu tiên kiểu thiết kế này gây tranh cãi nhưng sau đó đã có một số hãng xe khác học theo. Bên trong, khoang cabin cũng được làm mới hoàn toàn giúp người lái thoải mái hơn.
Năm 1999, 911 GT3 được giới thiệu và trở thành một trong những điểm nhấn trong dòng sản phẩm 911. Phiên bản RS vẫn được Porsche giữ lại. Mùa thu năm 2000, 911 GT2 xuất hiện trên thị trường và trở thành chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống phanh đĩa làm bằng chất liệu gốm.
Thế hệ thứ sáu: 997 (2004) - Sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại
Tháng 7 năm 2004, Porsche trình làng 911 thế hệ mới với hai phiên bản Carrera và Carrera S. Xe có tên mã là 997. Thế hệ này đón chào sự trở lại của cụm đèn pha hình bầu dục và cụm đèn tín hiệu đặt riêng biệt dưới cản trước. Ngoài hệ thống khung được thiết kế lại, hiệu suất của xe cũng được tăng cường với động cơ 3,6 lít 6 xy lanh đối xứng có công suất cực đại 325 mã lực. Ngoài ra, một động cơ 3,8 lít mới có công suất lên tới 355 mã lực đã được Porsche trang bị cho phiên bản Carrera S.
Công nghệ quản lý hệ thống treo chủ động (PASM) do Porsche phát triển được trang bị dưới dạng tiêu chuẩn trên phiên bản Carrera S. Năm 2006, Porsche giới thiệu 911 Turbo - chiếc xe sử dụng động cơ xăng đầu tiên được tích hợp bộ tăng áp với tua bin biến thiên hình học. Mùa thu năm 2008, Porsche tung ra một bản cập nhật cho 997 với hiệu quả nhiên liệu được cải thiện nhờ công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp và hộp số ly hợp kép. Thế hệ này có 24 phiên bản khác nhau như Carrera, Targa, Cabriolet, dẫn động bánh sau, dẫn động bốn bánh, Turbo, GTS, những phiên bản đặc biệt và những phiên bản đường phố của những chiếc xe đua. 997 còn là thế hệ có doanh số 100.000 chiếc bán ra nhanh nhất trong lịch sử dòng 911.
Thế hệ thứ bảy: 991 (2011) - Được chắt lọc từ những kinh nghiệm
Chính thức ra mắt công chúng tại triển lãm Frankfurt Motor Show 2011, thế hệ thứ bảy đại diện cho bước nhảy vọt lớn nhất về kỹ thuật trong sự phát triển của 911. Không chỉ được nâng cấp hiệu suất hoạt động và hiệu quả nhiên liệu, thế hệ 911 mới này còn được trang bị hệ thống treo mới, tăng chiều dài cơ sở, vết bánh xe rộng hơn, lốp lớn hơn và nội thất được tối ưu hóa tiện lợi.
Mặc dù phiên bản cơ sở Carrera sử dụng động cơ có dung tích nhỏ hơn trước, ở mức 3,4 lít, nhưng công suất cực đại của nó tăng lên 350 mã lực. Bên cạnh đó, trọng lượng của xe còn giảm được khoảng 45 kg nhờ thân xe được chế tạo từ chất liệu tổng hợp nhôm và thép. Một số cải tiến khác có thể kể đến như hệ thống kiểm soát khung gầm năng động của Porsche (PDCC) và hộp số tay 7 cấp đầu tiên trên thế giới. Với thiết kế đẹp và nhiều công nghệ tiên tiến được tích hợp, không có gì ngạc nhiên khi thế hệ thứ bảy đang là thế hệ tốt nhất trong lịch sử dòng 911.
Cuối cùng, mời các bạn cùng xem một số hình ảnh ấn tượng trong suốt quá trình phát triển của Porsche 911.
Đối với những người yêu xe nói chung và yêu Porsche nói riêng thì chắc chắn cái tên 911 đã quá quen thuộc với họ. Nhắc đến Porsche 911 người ta sẽ nghĩ ngay đến một chiếc xe thể thao có thiết kế đẹp, động cơ đặt sau và hiệu suất hoạt động cực kỳ ấn tượng. Sau 50 năm xuất hiện, 911 không chỉ gặt hái được rất nhiều thành công cho Porsche mà nó còn trở thành một biểu tượng của hãng xe đến từ vùng Stuttgart nước Đức. Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ra đời Porsche 911 (1963-2013), chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của mẫu xe vốn được coi là huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô thế giới này.
911 đã truyền cảm hứng cho những người yêu xe trên toàn thế giới kể từ khi nó được giới thiệu tại Frankfurt Motor Show 1963 (hay còn gọi là IAA International Auto Show) dưới cái tên 901. Cho đến tận bây giờ, 911 vẫn được coi là chiếc xe thể thao tinh túy nhất, là chuẩn mực cho tất cả những chiếc xe thể thao khác. Nó còn trở thành trung tâm tham khảo cho nhiều dòng xe khác của Porsche. Từ Boxster, Cayman, Cayenne đến Panamera ít nhiều đều mang phong cách của 911.
Vị trí ổ khóa điện bên trái và cụm đồng hồ 5 hình tròn đã trở thành đặc trưng của tất cả các thế hệ 911
Với hơn 820.000 chiếc được sản xuất, 911 đã trở thành một trong những chiếc xe thể thao thành công nhất trên thế giới. 911 có sự kết hợp hài hòa giữa tính thể thao và tính thực tiễn, giữa truyền thống và đổi mới, giữa tính độc quyền và sự chấp nhận xã hội, giữa thiết kế và tính năng sử dụng. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi thế hệ 911 đã viết nên một câu chuyện thành công cho riêng nó. Ferry Porsche - con trai của nhà sáng lập Ferdinand Porsche - đã mô tả những phẩm chất độc đáo của 911 như sau: "911 là chiếc xe duy nhất bạn vừa có thể dùng để đi thám hiểm châu Phi, vừa có thể chạy ở đường đua Le Mans, vừa có thể lái đến nhà hát và vừa có thể vi vu trong thành phố New York".
Porsche làm những gì để kỉ niệm 50 năm dòng xe 911? Xem thông tin ở trong bài viết này nhé!!!
Đối với Porsche, việc kỉ niệm 50 năm 911 được coi là chủ đề chính trong năm 2013. Có hàng loạt các sự kiện kỉ niệm, đầu tiên là một triển lãm ô tô có tên "Retro Classics" được tổ chức tại Stuttgart. Tiếp theo, từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng 3, Bảo tàng Porsche đã rung chuông để kỉ niệm và trưng bày bốn chiếc xe đặc biệt gồm: 911 Turbo Coupe phiên bản đầu tiên, 911 Cabriolet bản nghiên cứu năm 1981, 911 GT1 bản đường phố năm 1997 và Type 754 T7 - chiếc xe do chính nhà sáng lập Porsche, Giáo sư Ferdinand Alexander Porsche thiết kế, được coi là cột mốc quan trọng trong việc thiết kế dòng 911 sau này.
Porsche còn mang một chiếc 911 phiên bản 1967 đi vòng quanh thế giới, qua năm châu lục và trưng bày ở những địa điểm nổi tiếng như Pebble Beach, California, Thượng Hải, Goodwood, Anh, Paris và Úc. Đóng vai trò như một đại sứ cho thương hiệu Porsche, chiếc 911 cổ điển này sẽ góp mặt ở nhiều triển lãm quốc tế, các sự kiện mang tính lịch sử và cả các sự kiện xe thể thao.
Bảo tàng Porsche bắt đầu kỉ niệm "50 năm Porsche 911" từ ngày mùng 4/6 đến 29/9 năm nay, với một cuộc triển lãm đặc biệt nói về lịch sử và sự phát triển của dòng 911. Sau đó, nhà xuất bản của bảo tàng sẽ tung ra một cuốn sách kỉ niệm có tên "911x911".
Một số cột mốc quan trọng của Porsche 911
Năm 1966 - Giới thiệu phiên bản mui trần đầu tiên có tên Targa
Năm 1972 - Giới thiệu cánh gió sau, hay còn gọi là đuôi vịt (Duck Tail)
Năm 1973 - Giới thiệu phiên bản Carrera với những nâng cấp lấy cảm hứng từ đường đua
Năm 1974 - Giới thiệu phiên bản Turbo đầu tiên
Năm 1975 - Giới thiệu cánh gió sau nâng cấp, hay còn gọi là đuôi cá voi (Whale Tail)
Năm 1983 - Giới thiệu phiên bản mui trần thực sự với mui mở hoàn toàn
Năm 1995 - Đèn pha được thiết kế lại với kiểu dáng mềm mại hơn
Năm 1999 - Thay động cơ làm mát bằng gió bằng động cơ làm mát bằng nướcThế hệ đầu tiên: F-Model / 901 (1963) - Sự ra đời của một huyền thoại
Là người kế nhiệm của Porsche 356, 911 đã chiếm được tình cảm của những người đam mê xe thể thao ngay từ khi xuất hiện. Nguyên mẫu của nó được công bố lần đầu tiên tại Frankfurt Motor Show năm 1963 dưới cái tên 901. Tuy nhiên, do hãng xe Pháp, Peugeot đã đăng ký độc quyền tất cả các tên xe có ba chữ số, với số 0 ở giữa nên Porsche buộc phải đổi tên cho chiếc xe của họ thành 911 khi ra mắt thị trường vào năm 1964. Xe sử dụng động cơ 6 xy lanh đối xứng, dung tích 2 lít, làm mát bằng không khí, công suất 130 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa 211 km/h.
Năm 1965, Porsche cung cấp thêm một phiên bản 912 với động cơ 4 xy lanh, dung tích 1,6 lít và có công suất 90 mã lực. Năm 1966, Porsche trình làng 911 S với động cơ 160 mã lực và vành hợp kim Fuchs lần đầu tiên được ứng dụng cho dòng xe này. Năm 1967, một phiên bản mui trần có tên 911 Targa được giới thiệu. Với thanh cuộn bằng thép không gỉ đặc biệt thì 911 Targa trở thành chiếc mui trần an toàn đầu tiên trên thế giới vào thời điểm đó. Tiếp theo, Porsche còn bổ sung hộp số 4 cấp bán tự động Sportomatic cho những chiếc xe của họ. Cũng trong năm 1967, với 911T và sau đó là các biến thể E và S, Porsche đã trở thành hãng xe Đức đầu tiên tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về khí thải tại Hoa Kỳ.
Càng về sau, 911 càng trở nên mạnh mẽ hơn nhờ được tăng dung tích động cơ. Ban đầu động cơ của nó được tăng lên 2,2 lít vào năm 1969 và sau đó là 2,4 lít vào năm 1971. Nổi bật nhất trong thế hệ 911 đầu tiên chính là chiếc 911 Carrera RS 2.7, ra đời năm 1972 với động cơ 210 mã lực và trọng lượng dưới 1.000 kg. Nó cũng là chiếc xe thương mại đầu tiên trên thế giới có cánh gió phía sau để tăng lực ép lên mặt đường.
Thệ hệ thứ hai: G-Model (1973) - Thế hệ tồn tại lâu nhất
Mười năm sau khi xuất hiện, 911 đã được làm mới hoàn toàn bằng thế hệ thứ hai mang tên G-Model. Đây là thế hệ tồn tại lâu nhất trong dòng xe này với thời gian 16 năm, từ 1973 đến 1989. Thế hệ thứ hai nổi bật hơn với cản trước được thiết kế nhô lên nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn thử nghiệm tai nạn mới nhất vào thời điểm đó tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hai trang bị an toàn khác cũng được tích hợp là tựa đầu và đai an toàn ba điểm.
Năm 1974, phiên bản 911 Turbo đầu tiên được giới thiệu với động cơ 3 lít công suất 260 mã lực và cánh gió sau cỡ lớn. Đây được coi là một trong những cột mốc quan trọng trong dòng 911. Đến năm 1977, Porsche tiếp tục nâng cao hiệu suất hoạt động cho 911 Turbo bằng bộ làm mát được trang bị trên phiên bản 911 Turbo 3.3 có công suất lên tới 300 mã lực, mạnh nhất trong dòng 911 thời điểm đó. Năm 1982, phiên bản mui trần đầu tiên được Porsche giới thiệu với tên gọi 911 Cabriolet. Sau đó một năm, Porsche tiếp tục giới thiệu 911 Carrera với động 3,2 lít hút khí tự nhiên có công suất 231 mã lực, trở thành một chiếc xe được nhiều người yêu thích lúc bấy giờ. Năm 1989, 911 Carrera Speedster ra mắt với những đặc điểm gợi nhớ đến huyền thoại 356 trước đó.
Thế hệ thứ ba: 964 (1988) - Bản nâng cấp lớn
Năm 1988, Porsche tung ra bản nâng cấp lớn mang tên 911 Carrera 4 với 85% thành phần mới, có tên mã 964. So với người tiền nhiệm, thiết kế của 964 chỉ có một chút khác biệt với cản trước khí động học hơn và cánh gió sau tự động mở. Nâng cấp lớn nằm ở khả năng vận hành với khung gầm được thiết kế lại hoàn toàn, các tay đòn làm bằng hợp kim nhẹ và hệ thống treo lò xo cuộn thay vì thanh xoắn như trước. Cùng với đó là những công nghệ tiên tiến như chống bó cứng phanh (ABS), hộp số Tiptronic, trợ lực điện và túi khí. Nội thất cũng được làm mới với phong cách thể thao hơn và tăng cường sự thoải mái cho người ngồi. Về sức mạnh, xe sử dụng động cơ 3,6 lít với các xy lanh đối xứng, làm mát bằng không khí và có công suất cực đại 250 mã lực.
Một động cơ Boxer 6 xy lanh đối xứng trên Porsche 911
Ngoài các phiên bản Coupe, Cabriolet và Targa thì từ năm 1990 Porsche cũng cung cấp thêm phiên bản Turbo cho 964. Ban đầu phiên bản Turbo sử dụng động cơ 3,3 lít với các xy lanh đối xứng, đến năm 1992 nó được nâng cấp lên động cơ mạnh hơn, đó là loại 3,6 lít có công suất 360 mã lực. Hiện tại, các phiên bản như 911 Carrera RS, 911 Turbo S và 911 Carrera 2 Speedster thế hệ 964 đang rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng.
Thế hệ thứ tư: 993 (1993) - Thế hệ cuối cùng sử dụng động cơ làm mát bằng gió
911 thế hệ thứ tư với tên mã 993 được biết đến là thế hệ 911 cuối cùng sử dụng động cơ làm mát bằng không khí. 993 chỉ giữ lại kính chắn gió, cửa sổ và cửa ra vào từ 964 trong khi thân xe được thiết kế lại bằng chất liệu nhôm. Ngoài ra, Porsche còn trang bị hệ thống treo sau kiểu đa liên kết nhằm cải thiện khả năng vận hành cho xe. Dung tích động cơ không có gì thay đổi, Porsche chỉ sửa đổi một chút để tăng công suất lên 272 mã lực và tiếp tục tăng lên 285 mã lực vào năm 1996.
Phiên bản RS cũng trở lại bằng một biến thể dẫn động bánh sau (RWD) nhẹ hơn, mạnh hơn với động cơ 3,8 lít công suất 300 mã lực. Ngoài hai phiên bản Carrera S và Carrera 4S thì Porsche còn cung cấp thêm phiên bản Turbo với thân xe rộng hơn và sử dụng hệ dẫn động bốn bánh. Đặc biệt, phiên bản Turbo cũng là chiếc xe đầu tiên trong dòng 911 sử dụng động cơ tăng áp kép. Phiên bản Targa được cải tiến một chút với mái bằng kính trượt dưới cửa sổ sau điều khiển điện.
Thế hệ thứ năm: 996 (1997) - Bản nâng cấp toàn diện
Được lắp ráp trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2005, thế hệ thứ năm được coi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử dòng 911. Sau 34 năm sử dụng động cơ làm mát bằng gió thì xe đã được trang bị động cơ làm mát bằng nước. Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống nạp xả bốn van trên một xy lanh nên động cơ của xe không chỉ mạnh hơn (300 mã lực) mà còn giảm đáng kể tiếng ồn, khí thải độc hại và lượng nhiên liệu tiêu thụ.
996 cũng là thế hệ chia sẻ nhiều thành phần với một model rất thành công khác của Porsche đó là Boxster. Nổi bật nhất là cụm đèn pha tích hợp cùng các đèn tín hiệu, đầu tiên kiểu thiết kế này gây tranh cãi nhưng sau đó đã có một số hãng xe khác học theo. Bên trong, khoang cabin cũng được làm mới hoàn toàn giúp người lái thoải mái hơn.
Năm 1999, 911 GT3 được giới thiệu và trở thành một trong những điểm nhấn trong dòng sản phẩm 911. Phiên bản RS vẫn được Porsche giữ lại. Mùa thu năm 2000, 911 GT2 xuất hiện trên thị trường và trở thành chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống phanh đĩa làm bằng chất liệu gốm.
Thế hệ thứ sáu: 997 (2004) - Sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại
Tháng 7 năm 2004, Porsche trình làng 911 thế hệ mới với hai phiên bản Carrera và Carrera S. Xe có tên mã là 997. Thế hệ này đón chào sự trở lại của cụm đèn pha hình bầu dục và cụm đèn tín hiệu đặt riêng biệt dưới cản trước. Ngoài hệ thống khung được thiết kế lại, hiệu suất của xe cũng được tăng cường với động cơ 3,6 lít 6 xy lanh đối xứng có công suất cực đại 325 mã lực. Ngoài ra, một động cơ 3,8 lít mới có công suất lên tới 355 mã lực đã được Porsche trang bị cho phiên bản Carrera S.
Công nghệ quản lý hệ thống treo chủ động (PASM) do Porsche phát triển được trang bị dưới dạng tiêu chuẩn trên phiên bản Carrera S. Năm 2006, Porsche giới thiệu 911 Turbo - chiếc xe sử dụng động cơ xăng đầu tiên được tích hợp bộ tăng áp với tua bin biến thiên hình học. Mùa thu năm 2008, Porsche tung ra một bản cập nhật cho 997 với hiệu quả nhiên liệu được cải thiện nhờ công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp và hộp số ly hợp kép. Thế hệ này có 24 phiên bản khác nhau như Carrera, Targa, Cabriolet, dẫn động bánh sau, dẫn động bốn bánh, Turbo, GTS, những phiên bản đặc biệt và những phiên bản đường phố của những chiếc xe đua. 997 còn là thế hệ có doanh số 100.000 chiếc bán ra nhanh nhất trong lịch sử dòng 911.
Thế hệ thứ bảy: 991 (2011) - Được chắt lọc từ những kinh nghiệm
Chính thức ra mắt công chúng tại triển lãm Frankfurt Motor Show 2011, thế hệ thứ bảy đại diện cho bước nhảy vọt lớn nhất về kỹ thuật trong sự phát triển của 911. Không chỉ được nâng cấp hiệu suất hoạt động và hiệu quả nhiên liệu, thế hệ 911 mới này còn được trang bị hệ thống treo mới, tăng chiều dài cơ sở, vết bánh xe rộng hơn, lốp lớn hơn và nội thất được tối ưu hóa tiện lợi.
Mặc dù phiên bản cơ sở Carrera sử dụng động cơ có dung tích nhỏ hơn trước, ở mức 3,4 lít, nhưng công suất cực đại của nó tăng lên 350 mã lực. Bên cạnh đó, trọng lượng của xe còn giảm được khoảng 45 kg nhờ thân xe được chế tạo từ chất liệu tổng hợp nhôm và thép. Một số cải tiến khác có thể kể đến như hệ thống kiểm soát khung gầm năng động của Porsche (PDCC) và hộp số tay 7 cấp đầu tiên trên thế giới. Với thiết kế đẹp và nhiều công nghệ tiên tiến được tích hợp, không có gì ngạc nhiên khi thế hệ thứ bảy đang là thế hệ tốt nhất trong lịch sử dòng 911.
Cuối cùng, mời các bạn cùng xem một số hình ảnh ấn tượng trong suốt quá trình phát triển của Porsche 911.
Nguồn: Porsche, Porsche, Carscoop, Yahoo Voices, SAcarfan, Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét