Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Ảnh - Việt Nam 1980 - phần 3

Kienthuc.net.vn - Việt Nam năm 1980 là, những ngôi nhà mới được xây dựng trên miền quê bị tàn phá, nụ cười dần dần thay thế cho những đau thương mất mát...


Bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre kể: "Tôi bị dính bom napalm vào 3h chiều ngày 9/4/1964, khi ba chiến đấu cơ Mỹ ném bom xuống làng... Rất nhiều người chết dù không có binh sĩ Giải phóng nào trong làng. Tôi sẽ không bao giờ quên tội ác mà người Mỹ ra với cơ thể tôi. Bây giờ tôi phải chịu đựng đau đớn. Nhưng tôi không phải là ai đó quá quan trọng, đã có hàng nghìn trẻ em phải chịu thảm cảnh như vậy".


Trong một ngôi làng từng bị hủy diệt, những đứa trẻ của một số gia đình còn sống sót sau cuộc chiến đang chờ đợi những ngôi nhà được xây dựng lại.


Sau cuộc chiến, nhiều người dân làng bị li tán đã trở về miền quê của mình, nơi hứng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.


Một tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ những người dân vô tội bị giết hại trong chiến tranh.


Trường giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, nơi các phụ nữ lầm lỡ được quan tâm chăm sóc, chu cấp về vật chất, học nghề và tham gia các hoạt động văn hóa.


Một học viên trong trại giáo dưỡng. Từ năm 1975 - 1990, nạn mại dâm được kiểm soát khá hiệu quả ở Việt Nam. Nhưng sự phát triển của kinh tế thị trường đã khiến hoạt động mại dâm bùng nổ thời kỳ sau đó.


Những đứa trẻ trong trại giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, TP HCM.


Một chiếc ô tô chạy trên con đường chất đầy những bó lúa vừa gặt. Người nông dân tận dụng điều này thay cho việc đập lúa.


Trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.


Nhiều đứa trẻ trong trại có cha mẹ đã mất trong cuộc chiến tranh Việt nam.


Trẻ em trong trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.


Xe tăng, máy bay, súng ống... là những đồ chơi ưa thích của trẻ em Việt Nam thời hậu chiến.


Một buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ Lớn, Hà Nội.


Một cựu chiến bịnh bị chấn thương cột sống do mảnh bom trong thời gian hoạt động trên Đường mòn Hồ Chí Minh ngồi xe lăn trên con đường mòn của làng A Lưới, Huế.


Các mặt phẳng sạch sẽ, kể cả mặt đường Quốc lộ 1 thường được người dân tận dụng để phơi thóc lúc trời nắng.


Một quán nước phía ngoài Hoàng thành Huế.


Bé gái mặc áo dài ngồi phía ngoài đền thờ của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.


Bên trong đền thờ, các tu sĩ Cao Đài tiến hành các buổi lễ 8 tiếng một lần.


Tín đồ đạo Cao Đài mặc một kiểu áo dài màu trắng, chia thành hai bên nam nữ khi hành lễ.


Các tín đồ nam giới.


Bao thuốc lá bên trong đựng dược phẩm trị liệu của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi tập trung những người nghiện ma túy ở TP HCM.


Một người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM.


Cây rừng bị thiêu rụi để người dân làm nương rẫy. Những thân cây khô sau đó sẽ được tận dụng để làm củi.


Người dân làm nông nghiệp trên những khoảng rừng bị đốt trụi.


Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) bên một bệnh nhi. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.


Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan.


Bác sĩ Tôn Thất Tùng cầm hình vẽ lá gan minh họa bệnh tình của bệnh nhân.


Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.


Một cửa hàng bán sách cũ trên vỉa hè.


Trẻ em trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP HCM.

Lùn - TH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét