Những người tiên phong như HTC Hero, Motorola Droid hay Galaxy S3, Nexus 4 đã góp phần tạo ra một hệ sinh thái Android xuất sắc.
HTC Hero. HTC chính là hãng đi tiên phong trong việc sản xuất các dòng điện thoại Android. HTC bán được 1 triệu Dream – chiếc điện thoại Android đầu tiên; nhưng phải đến lần ra mắt thứ 3, họ mới tạo ra được sản phẩm thu hút sự chú ý mạnh mẽ. HTC Hero "cập bến" thị trường vào mùa hè 2009, cũng là sản phẩm đầu tiên của HTC có thiết kế cao cấp, dùng giao diện Sense UI – giao diện tùy biến đầu tiên từ nền tảng Android gốc.
Motorola Droid ra mắt hồi tháng 9/2009, đánh dấu cuộc chạy đua về kích thước màn hình điện thoại Android. Sản phẩm này dùng màn hình 3,7 inch với độ phân giải rất ấn tượng thời điểm đó: 854 x 480 pixel. Những thông số khác của máy bao gồm chip TI tốc độ 600 MHz, RAM 256 MB, dung lượng lưu trữ 512 MB (đi kèm khe cắm thẻ nhớ 16 GB) và camera 5 megapixel. Ngay trong tuần đầu ra mắt, 250.000 chiếc Droid đã được bán ra thị trường và hơn 2 triệu trong một năm đầu tiên.
Nexus One khi ra mắt vào tháng 1/2010 được xem là một làn gió mới trên thị trường smartphone với chương trình điều khiển hệ thống (bootloader) mở, biến nó thành lựa chọn yêu thích cho các lập trình viên. Sản phẩm này có cấu hình rất mạnh bao gồm chip Qualcomm Snapdragon tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB và màn hình 3,7 inch AMOLED (sau đó chuyển sang LCD do thiếu nguồn cung). Nexus One chỉ được bán trực tiếp thông qua website của Google, dánh dấu việc gã khổng lồ ngành tìm kiếm bước chân vào lĩnh vực sản xuất phần cứng.
HTC Desire có cùng ngôn ngữ thiết kế với chiếc Nexus One, được xem là một "con quỷ tốc độ" thời điểm giữa năm 2010. Sản phẩm này nhận được nhiều giải thưởng điện thoại của năm, đẩy cổ phiếu của HTC lên đến mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó, HTC bắt đầu gặp phải những trở ngại thực sự, tiêu biểu là sự xuất hiện của dòng Galaxy S.
Galaxy S đánh dấu việc Samsung “đánh chiếm” thị trường điện thoại Android. Ngay sau khi ra mắt, sản phẩm này đã có mặt tại 100 quốc gia với hơn 110 nhà mạng khác nhau. Phiên bản Galaxy Indulge dành cho nhà mạng MetroPCS cũng chính là chiếc điện thoại 4G đầu tiên trên thế giới.
Giống như nhiều “tiền bối” của nó, chiếc HTC Evo 4G được trang bị cấu hình khủng với màn hình 4,3 inch WVGA, camera 8 megapixel. Sản phẩm này có thiết kế rất đẹp mắt nhưng giao diện không được nâng cấp. Khi ra mắt, nó được xem là niềm hy vọng lớn của Android để chống lại iPhone và đè bẹp sự “nổi loạn” của các dòng điện thoại Windows Phone 7 vừa xuất hiện.
Với chip xử lý 1,2 GHz, RAM 1 GB, màn hình 4,3 inch AMOLED và camera 8 megapixel, chiếc Samsung Galaxy S2 đã nâng cuộc đua cấu hình của điện thoại Android lên một tầm cao mới. Sản phẩm này ra mắt vào tháng 5/2011, được ca ngợi bởi thiết kế siêu mỏng và rất thanh lịch của nó. 40 triệu đơn vị được bán ra thị trường là con số biết nói về sức hút của Galaxy S2.
Droid Razr Maxx của Motorola gây được sự chú ý đặc biệt bởi nó giúp giải quyết nỗi nhức nhối lớn nhất của người dùng Android – thời lượng pin. Kết hợp màn hình 4,3 inch Super AMOLED với chip lõi kép tốc độ 1,2 GHz và camera 8 megapixel, chiếc Razr Maxx được trang bị pin dung lượng 3.300 mAh trong một bộ khung không quá nặng nề. Đây gần như là sản phẩm duy nhất cho phép người dùng sử dụng thoải mái trong 1-2 ngày mà không cần lo đến vấn đề về pin.
HTC One X ra mắt trước S3 và nhiều người dự đoán, nó sẽ là sản phẩm đánh giá sự trở lại của HTC. Tuy nhiên, mọi hào quang của năm 2012 lại được dành hết cho chiếc S3 với cấu hình mạnh mẽ, thiết kế mỏng và phần mềm sáng tạo. Trên giấy tờ, S3 không quá khác biệt so với HTC One X nhưng thực tế ngoài thị trường lại hoàn toàn ngược lại. Samsung bán được tổng cộng hơn 50 triệu chiếc S3, biến nó trở thành chiếc điện thoại Android bán chạy nhất mọi thời đại.
Google Nexus 4 là chiếc điện thoại mới nhất của Google được sản xuất bởi LG, kết hợp đầy đủ các yếu tố thu hút người dùng như cấu hình siêu mạnh, thiết kế đẹp và giá bán “bình dân”. Sản phẩm này đã tạo cơn sốt lớn thời điểm cuối năm 2012 bởi mức giá chỉ 300 USD cho phiên bản 8 GB của nó. Đây có thể cũng là chiếc smartphone bán chạy nhất của Google từ trước đến nay.
HTC Hero. HTC chính là hãng đi tiên phong trong việc sản xuất các dòng điện thoại Android. HTC bán được 1 triệu Dream – chiếc điện thoại Android đầu tiên; nhưng phải đến lần ra mắt thứ 3, họ mới tạo ra được sản phẩm thu hút sự chú ý mạnh mẽ. HTC Hero "cập bến" thị trường vào mùa hè 2009, cũng là sản phẩm đầu tiên của HTC có thiết kế cao cấp, dùng giao diện Sense UI – giao diện tùy biến đầu tiên từ nền tảng Android gốc.
Motorola Droid ra mắt hồi tháng 9/2009, đánh dấu cuộc chạy đua về kích thước màn hình điện thoại Android. Sản phẩm này dùng màn hình 3,7 inch với độ phân giải rất ấn tượng thời điểm đó: 854 x 480 pixel. Những thông số khác của máy bao gồm chip TI tốc độ 600 MHz, RAM 256 MB, dung lượng lưu trữ 512 MB (đi kèm khe cắm thẻ nhớ 16 GB) và camera 5 megapixel. Ngay trong tuần đầu ra mắt, 250.000 chiếc Droid đã được bán ra thị trường và hơn 2 triệu trong một năm đầu tiên.
Nexus One khi ra mắt vào tháng 1/2010 được xem là một làn gió mới trên thị trường smartphone với chương trình điều khiển hệ thống (bootloader) mở, biến nó thành lựa chọn yêu thích cho các lập trình viên. Sản phẩm này có cấu hình rất mạnh bao gồm chip Qualcomm Snapdragon tốc độ 1 GHz, RAM 512 MB và màn hình 3,7 inch AMOLED (sau đó chuyển sang LCD do thiếu nguồn cung). Nexus One chỉ được bán trực tiếp thông qua website của Google, dánh dấu việc gã khổng lồ ngành tìm kiếm bước chân vào lĩnh vực sản xuất phần cứng.
HTC Desire có cùng ngôn ngữ thiết kế với chiếc Nexus One, được xem là một "con quỷ tốc độ" thời điểm giữa năm 2010. Sản phẩm này nhận được nhiều giải thưởng điện thoại của năm, đẩy cổ phiếu của HTC lên đến mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó, HTC bắt đầu gặp phải những trở ngại thực sự, tiêu biểu là sự xuất hiện của dòng Galaxy S.
Galaxy S đánh dấu việc Samsung “đánh chiếm” thị trường điện thoại Android. Ngay sau khi ra mắt, sản phẩm này đã có mặt tại 100 quốc gia với hơn 110 nhà mạng khác nhau. Phiên bản Galaxy Indulge dành cho nhà mạng MetroPCS cũng chính là chiếc điện thoại 4G đầu tiên trên thế giới.
Giống như nhiều “tiền bối” của nó, chiếc HTC Evo 4G được trang bị cấu hình khủng với màn hình 4,3 inch WVGA, camera 8 megapixel. Sản phẩm này có thiết kế rất đẹp mắt nhưng giao diện không được nâng cấp. Khi ra mắt, nó được xem là niềm hy vọng lớn của Android để chống lại iPhone và đè bẹp sự “nổi loạn” của các dòng điện thoại Windows Phone 7 vừa xuất hiện.
Với chip xử lý 1,2 GHz, RAM 1 GB, màn hình 4,3 inch AMOLED và camera 8 megapixel, chiếc Samsung Galaxy S2 đã nâng cuộc đua cấu hình của điện thoại Android lên một tầm cao mới. Sản phẩm này ra mắt vào tháng 5/2011, được ca ngợi bởi thiết kế siêu mỏng và rất thanh lịch của nó. 40 triệu đơn vị được bán ra thị trường là con số biết nói về sức hút của Galaxy S2.
Droid Razr Maxx của Motorola gây được sự chú ý đặc biệt bởi nó giúp giải quyết nỗi nhức nhối lớn nhất của người dùng Android – thời lượng pin. Kết hợp màn hình 4,3 inch Super AMOLED với chip lõi kép tốc độ 1,2 GHz và camera 8 megapixel, chiếc Razr Maxx được trang bị pin dung lượng 3.300 mAh trong một bộ khung không quá nặng nề. Đây gần như là sản phẩm duy nhất cho phép người dùng sử dụng thoải mái trong 1-2 ngày mà không cần lo đến vấn đề về pin.
HTC One X ra mắt trước S3 và nhiều người dự đoán, nó sẽ là sản phẩm đánh giá sự trở lại của HTC. Tuy nhiên, mọi hào quang của năm 2012 lại được dành hết cho chiếc S3 với cấu hình mạnh mẽ, thiết kế mỏng và phần mềm sáng tạo. Trên giấy tờ, S3 không quá khác biệt so với HTC One X nhưng thực tế ngoài thị trường lại hoàn toàn ngược lại. Samsung bán được tổng cộng hơn 50 triệu chiếc S3, biến nó trở thành chiếc điện thoại Android bán chạy nhất mọi thời đại.
Google Nexus 4 là chiếc điện thoại mới nhất của Google được sản xuất bởi LG, kết hợp đầy đủ các yếu tố thu hút người dùng như cấu hình siêu mạnh, thiết kế đẹp và giá bán “bình dân”. Sản phẩm này đã tạo cơn sốt lớn thời điểm cuối năm 2012 bởi mức giá chỉ 300 USD cho phiên bản 8 GB của nó. Đây có thể cũng là chiếc smartphone bán chạy nhất của Google từ trước đến nay.
LÙn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét