Kienthuc.net.vn - Cùng sở hữu nhiều giác quan như con người, nhưng nhiều loài động vật lại đạt được sự nhạy bén vượt trội hoặc sử dụng chúng theo một cách hoàn toàn khác.
Mỏ điện. Là một loài ăn thịt động vật giáp xác ở dưới sông và ao hồ, thú mỏ vịt sử dụng chiếc mỏ của mình để truy tìm những trường điện yếu mà các loài vật khác phát ra khi di chuyển. Ngoài ra, chiếc mỏ của thú mỏ vịt còn gồm nhiều các tế bào cảm giác, giúp nó cảm nhận được sự lay động của nước. Có thể nói, mỏ là vũ khí truy sát thức ăn và kẻ thù lợi hại của mỏ vịt.
Định vị bằng tiếng vang. Chúng ta đều biết, tuy thị giác không được tốt, nhưng trái lại thính giác của dơi thì vô cùng nhạy bén. Nó sử dụng giác quan này để định vị vật cản và con mồi, thông qua sự hồi âm của các âm thanh mà nó phát ra.
Hồng ngoại. Rắn có khả năng truy sát những động vật máu nóng dựa trên tia sáng hồng ngoại bằng những hốc nhỏ trên đầu. Kể cả những con rắn bị mù cũng có khả năng săn mồi chính xác nhờ giác quan hồng ngoại này.
Tia cực tím. Để thu hút các loài côn trùng đến để thụ phấn, nhiều loài cây có những mảng màu khá lạ dưới quang phổ tia cực tím để thu hút sự chú ý của ong. Ong chỉ có thể nhìn được một số màu như màu xanh và xanh lá cây và chúng có hàng loạt tế bào đặc biệt dùng để tìm tia cực tím.
Từ tính. Để tìm đường về tổ sau một ngày làm việc mệt mỏi, các chú ong buộc phải sử dụng rất nhiều nguồn thông tin, trong đó có những phân tử sắt từ tính để tìm từ trường Trái đất và định vị vị trí để về tổ.
Nhận biết ánh sáng phân cực. Khi tất cả ánh sáng đều chuyển động trên một mặt phẳng, ta gọi đó là hiện tượng phân cực. Chúng ta không thể nhìn thấy hiện tượng phân cực nếu như không có dụng cụ hỗ trợ. Nhưng với loài bạch tuộc, tế bào quan sát của chúng được tổ chức theo từng nhóm, và đây là lý do mà chúng có thể quan sát được hiện tượng phân cực của ánh sáng. Nhiều loài động vật có khả năng tàng hình dưới ánh sáng thường, nhưng trong môi trường nước, khi ánh sáng bị phân cực, chúng khó mà thoát được đôi mắt của bạch tuộc.
Áo giáp nhạy cảm. Loài nhện có rất nhiều các kẽ hở trên bộ xương sống ngoài, cho phép chúng đo đạc tác động của ngoại lực với cơ thể.
Vị giác. Loài cá trê là một trong nhiều loài hiếm hoi không thể giữ lưỡi trong miệng. Toàn bộ cơ thể loài cá này được bao bọc bằng những tế bào vị giác. Khi sử dụng, những tế bào này có thể giúp chúng phát hiện kẻ thù hoặc con mồi từ đằng xa hoặc xác định được vị trí của bản thân khi đang ở dưới lớp bùn đen đặc.
Ánh sáng mù. Những loài động vật sống trong môi trường tối, hoặc chỉ còn dấu hiệu của đôi mắt, hoặc hoàn toàn không có mắt. Bù lại, chúng được trang bị cơ quan cảm giác, có khả năng phát hiện ra sự thay đổi nhỏ nhất của ánh sáng. Khi còn nhỏ, khả năng này giúp chúng trốn chạy khỏi kẻ thù.
Mắt nốt ma trận. Loài giáp xác Copilia sở hữu một cặp mắt cực kỳ độc đáo. Mắt chúng có 2 ống kính cố định và một điểm nhạy di động. Bằng việc di chuyển các tế bào dò tìm, Copilia có thể “vẽ” nên hình ảnh của đối phương bằng hàng loạt các điểm sáng.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét