From: Tinh Tế
Nhắc đến nhiếp ảnh gia Bảo Hưng, không ai không nhớ "cơn địa chấn" 2010 với những thành công sáng tác ảnh của anh trong làng nhiếp ảnh. Làm sao quên "lặng lẽ" - bức ảnh ca ngợi sự tần tảo, chịu thương, chịu khó của người mẹ, có tính nhân văn sâu sắc hoặc sao quên bức ảnh "học đánh chiêng" truyền tải một kiến thức mới cho nhiều người biết về một văn hoá đặc thù âm nhạc. Hay làm sao không nhớ tác phẩm "nhà bảo tàng" ấn tượng của sự kết hợp hài hoà kiến trúc hiện đại và bản sắc vùng. Ảnh của anh rất đa dạng chủ đề, phong cách. Nhưng, với những ai từng gặp anh, Bảo Hưng là một người cực kỳ khiêm tốn, không ồn ào, một người anh cần mẫn sáng tạo và làm việc. Cũng đã có người bảo anh lấy sáng tạo làm niềm vui và nơi đó, anh đặt cả tâm sự của mình vào.
Tuần này, tuanlionsg xin giới thiệu đến các bạn một người anh ở vùng Tây Nguyên - Anh Bảo Hưng. Anh quê Thừa Thiên, nhưng sinh sống ở Buôn Ma Thuột. Cầm máy từ những năm 1980, trải qua nhiều thăng trầm, mãi đến 2003 anh tham gia lãnh địa ảnh nghệ thuật và thành danh rất nhanh. Những thành công ấy làm cho mỗi khi kể chuyện về anh thì câu chuyện về những vinh quang mà người ta trao tặng anh phủ lấp đi cái mà chính nó làm động lực cho những bước ngoặt quan trọng nhất của đời anh - nhẫn nại và yêu đời. Làm việc và sáng tác không ngừng nghỉ với tinh thần lạc quan rất lạ của anh đã đưa anh vượt qua những khó khăn quan trọng.
Mời các bạn!
1. Âm thanh
Nikon D70s f3.5 s1/15
Chắc chắn một điều là khi đặt chân lên đất Tây Nguyên, bạn sẽ nghe âm vang đâu đó âm thanh cồng chiêng của một nhịp điệu, vừa đều đặn, vừa có sức làm mê lòng người. Khi bạn dừng lại, hình ảnh trước mặt bạn là những điệu múa, điệu nhảy xoang với nhịp chân đặc trưng của họ. Âm thanh và nhịp điệu ấy tựa như có sẵn trong họ lúc sanh ra và vang vọng mãi cả cuộc đời họ. Âm thanh của những con người còn lao khổ.
2. Bà cháu
Nikon D70s iso200 f/5.6 s1/60
Tục cà răng căng tai thể hiện trong bức ảnh này. Tục có từ rất lâu rồi. Khi người con trai con gái đến tuổi cập kê, họ sẽ nhờ già làng chủ trì cho lễ cưa răng. Thường là cưa răng hàm trên, và phải có thầy cúng Dàng. Cưa răng rồi mài cà cho đẹp và cho mọi người biết rằng đã sẵn sàng cho tuổi trưởng thành lập gia. Đó là cách trang điểm làm đẹp của dân này. Họ còn đeo còng vào tai cho vành tai dài và rộng ra với niềm tin rằng đẹp hơn và dễ có người yêu hơn.
3. Nhà bảo tàng Dak Lak
Nikon D300 iso200 f9 s1/250
Bảo tàng Đăk Lăk tọa lạc tại số 12 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, được xây dựng năm 2008 theo bản thiết kế của Công ty Kiến trúc HAAI - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, là bảo tàng lớn nhất khu vực Tây nguyên với chiều dài 130m, rộng 60m và diện tích sàn 9.000m². Bảo tàng Đăk Lăk là một công trình có kiến trúc độc đáo mô phỏng ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê kết hợp với nét kiến trúc hiện đại. Không gian trưng bày trong bảo tàng được chia làm ba phần: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử với 1.000 hiện vật, ảnh tư liệu và video.
4. Bình minh trên Hồ Lak
Nikon D70s f/16 s1/125
Ngoài việc làm nương rẫy ngô khoai, người dân tộc ở Dak lak còn dựa vào thuỷ sản ở Hồ Lak mà sinh sống. Cảnh đẹp thật, nhưng cuộc sống của họ còn cơ cực lắm. Hình ảnh trong buổi sáng sớm, nhưng họ ngâm mình ở đây từ trước lúc bình minh.
5. Câu chuyện vui
Nikon D300 iso200 f/9 s1/125
Chuyện tếu: Chuyện rằng sau khi nghe các bác nói rất nhiều về những điều cao siêu, dân không hiểu, người phiên dịch mới quay sang nói với dân rằng ông ấy vừa kể một "câu chuyện vui" đấy, cười đi. Thế là cả đám cười. Xem ảnh thì đúng là có một câu chuyện vui nào đấy thật! Nụ cười rất đáng được ao ước!
6. Chân trần
Nikon D8700 iso100 f/7.2 s1/125
7. Chờ đợi
Nikon D300 iso400 f/7.1 s1/100
Anh Bảo Hưng kể rằng hai đứa nhỏ Ê-đê này ngóng Bố Mẹ chúng đi nương rẫy mãi mà chưa thấy về, nó khóc. Nó khóc mà mắt nó vẫn mở to để ngóng! Anh đang cầm máy với ống normal và bấm được khoảnh khắc này.
8. Cúng nhà mới
Người dân tộc Tây Nguyên, khi làm xong nhà mới, xưa thì họ sẽ đâm trâu lễ, nay thì họ sẽ làm tiệc mời làng. Dù làm gì thì họ vẫn luôn có lễ cúng gồm nghi lễ cúng Dàng (thần của họ) và những điệu múa với cồng chiêng. Riêng những ngôi nhà Rông (nhà lớn để hội họp) thì nghi lễ lớn hơn và đó chỉ là nơi của già làng, đàn ông hội họp.
9. Đất lành
Khi xe cày đi qua một luống đất, giun dế dưới đất trồi lên trên, đàn cò cứ bay theo sau xe cày để tận hưởng thức ăn mới. Hỏi rằng trên đó họ trồng cafe, tiêu điều... thấy luống đất này thì trồng gì anh Bảo Hưng? - Họ trồng bắp ngô khoai hay rau củ đó em!
10. Đến với Tây Nguyên
Nikon D70s f/8 s1/60
Du khách tham quan thường được mời rượu cần. Rượu Cần là thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vì thế, rượu Cần đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Bất cứ gia đình nào, dù nghèo đến mấy cũng phải có chóe rượu để sẵn trong nhà phòng khi có khách và những dịp buôn làng có lễ hội. Đồng thời chóe rượu là tài sản để đánh giá sự giàu nghèo của các gia đình trong cộng đồng nên chiều sâu về giá trị tinh thần càng cao thì ý nghĩa vật chất càng lớn.
11. Đợi
Nikon D70s f/5.6 s1/125
12. Day-Nu danh thắng
13. Đua thuyền độc mộc
14. Đua voi ở Bản Đôn
15. Được mùa
16. Hạnh phúc
17. Học đánh chiêng
Nikon D300 iso400 f/5.6 s1/125
Quả thật, khi nói đến Văn hóa Cồng chiêng là chúng ta đã chạm đến cả một chiều sâu văn hóa đồ sộ, phong phú đầy bản sắc… đồng hành với lịch sử hình thành, phát triển của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số cùng chung sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu của nhân loại. Hiện nay, các nhà khoa học xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và thế giới đã và đang không ngừng tìm hiểu, sưu tầm nhằm có biện pháp bảo tồn và phát triển.
18. Khoe sắc
Mỗi dân tộc có sắc áo đặc trưng riêng. Họ sẽ trưng diện vào những dịp lễ hội hoặc lễ cúng nhà mới trong làng. Điệu múa của họ thường là những điệu múa xa xưa của các chiến binh trước thú dữ bảo vệ dân làng.
19. Lắng nghe
20. Lời yêu thương
Nikon D70s f/10 s1/125
Tượng nhà mồ là đề tài lớn trong văn hoá của người dân tộc. Hầu hết người dân tộc Tây nguyên nào cũng có tục làm tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền Tây Nguyên. Các tác phẩm thuộc loại hình này được ra đời ở thời điểm lễ bỏ mả với mục đích phục vụ người chết (người Tây Nguyên gọi là hồn ma). Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn liền với hầu hết các tộc người thiểu số có cuộc sống du canh, du cư trên địa bàn Tây Nguyên. Họ quan niệm rằng, chỉ khi nào lễ bỏ mả được tổ chức xong thì hồn ma mới thực sự trở về với tổ tiên, ông bà, để bắt đầu một “cuộc sống” mới ở thế giới bên kia. Kể từ đó, mối quan hệ giữa kẻ sống với người chết mới không còn. Mang ý nghĩa thiêng liêng như thế, nên lễ bỏ mả là một lễ lớn hàng năm, thu hút đông đảo người tham gia, thường diễn ra vào mùa xuân tại nghĩa địa các buôn làng.
21. Múa xoang
22. Nắng gió cao nguyên
23. Ngã sáu thành phố BMT
24. Ngẫu hứng
25. Nhịp xoang
26. NSND Y-Moan thẩm âm dàn chiêng
Nikon D300 iso400 f/5 s1/25
Thường, người nhạc trưởng của dàn cồng chiêng sẽ phải thẩm âm từng chiếc trước ngày lễ hội. Cồng chiêng có nhiều loại âm hoặc dương, lồi giữa hoặc bằng hoặc lõm vào. Người thẩm âm sẽ nghe và dùng vật dụng gò ép những đường cong, cạnh gấp của chiêng để âm đúng. Kiểu như lên dây đàn vậy!
27. NSND Y-Moan Enuôl
Nhạc sĩ tài danh ai trong chúng ta đều biết. Anh Bảo Hưng kể rằng là bạn với nhạc sĩ nhiều năm. Khi nghe tin nhạc sĩ bệnh, có đến thăm và hai bên tâm sự rất nhiều về đời và về người. Anh Bảo Hưng đã muốn chụp tấm ảnh này như để lưu lại một nghệ sĩ lớn, một người tri kỷ.
28. Sóng Hồ Lak
Nikon D300 iso200 f/11 s1/500
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa.
Khi nào ta yêu nhau?
...
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
(Xuân Quỳnh)
29. Sự đánh đổi
30. Sức sống
Sony DSC-W5 iso100 f/4.5 s1/320
31. Tây nguyên mời gọi
32. Thầm thì
Nikon D70 f/5 s1/100
33. Thành viên mới
34. Theo bóng
Nikon D300 iso200 f/10 s1/250
35. Thực trạng
36. Trai làng
37. Tuổi trẻ với cồng chiêng
38. Voi Lak trong ngày hội
39. Xuân thì
Bảo Hưng, sinh năm 1961
Quê quán: Thừa Thiên, Huế
Nghề nghiệp: Nhiếp ảnh
Hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.(E VAPA - A FIAP)
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Lăk
Điện thoại: 0905.379.755
Email: baohung_daklak@yahoo.com.vn
Các bạn liên hệ trực tiếp anh Bảo Hưng qua email trên, nếu có nhu cầu sử dụng ảnh trong bài viết này.
Nhắc đến nhiếp ảnh gia Bảo Hưng, không ai không nhớ "cơn địa chấn" 2010 với những thành công sáng tác ảnh của anh trong làng nhiếp ảnh. Làm sao quên "lặng lẽ" - bức ảnh ca ngợi sự tần tảo, chịu thương, chịu khó của người mẹ, có tính nhân văn sâu sắc hoặc sao quên bức ảnh "học đánh chiêng" truyền tải một kiến thức mới cho nhiều người biết về một văn hoá đặc thù âm nhạc. Hay làm sao không nhớ tác phẩm "nhà bảo tàng" ấn tượng của sự kết hợp hài hoà kiến trúc hiện đại và bản sắc vùng. Ảnh của anh rất đa dạng chủ đề, phong cách. Nhưng, với những ai từng gặp anh, Bảo Hưng là một người cực kỳ khiêm tốn, không ồn ào, một người anh cần mẫn sáng tạo và làm việc. Cũng đã có người bảo anh lấy sáng tạo làm niềm vui và nơi đó, anh đặt cả tâm sự của mình vào.
Tuần này, tuanlionsg xin giới thiệu đến các bạn một người anh ở vùng Tây Nguyên - Anh Bảo Hưng. Anh quê Thừa Thiên, nhưng sinh sống ở Buôn Ma Thuột. Cầm máy từ những năm 1980, trải qua nhiều thăng trầm, mãi đến 2003 anh tham gia lãnh địa ảnh nghệ thuật và thành danh rất nhanh. Những thành công ấy làm cho mỗi khi kể chuyện về anh thì câu chuyện về những vinh quang mà người ta trao tặng anh phủ lấp đi cái mà chính nó làm động lực cho những bước ngoặt quan trọng nhất của đời anh - nhẫn nại và yêu đời. Làm việc và sáng tác không ngừng nghỉ với tinh thần lạc quan rất lạ của anh đã đưa anh vượt qua những khó khăn quan trọng.
Mời các bạn!
1. Âm thanh
Nikon D70s f3.5 s1/15
Chắc chắn một điều là khi đặt chân lên đất Tây Nguyên, bạn sẽ nghe âm vang đâu đó âm thanh cồng chiêng của một nhịp điệu, vừa đều đặn, vừa có sức làm mê lòng người. Khi bạn dừng lại, hình ảnh trước mặt bạn là những điệu múa, điệu nhảy xoang với nhịp chân đặc trưng của họ. Âm thanh và nhịp điệu ấy tựa như có sẵn trong họ lúc sanh ra và vang vọng mãi cả cuộc đời họ. Âm thanh của những con người còn lao khổ.
2. Bà cháu
Nikon D70s iso200 f/5.6 s1/60
Tục cà răng căng tai thể hiện trong bức ảnh này. Tục có từ rất lâu rồi. Khi người con trai con gái đến tuổi cập kê, họ sẽ nhờ già làng chủ trì cho lễ cưa răng. Thường là cưa răng hàm trên, và phải có thầy cúng Dàng. Cưa răng rồi mài cà cho đẹp và cho mọi người biết rằng đã sẵn sàng cho tuổi trưởng thành lập gia. Đó là cách trang điểm làm đẹp của dân này. Họ còn đeo còng vào tai cho vành tai dài và rộng ra với niềm tin rằng đẹp hơn và dễ có người yêu hơn.
3. Nhà bảo tàng Dak Lak
Nikon D300 iso200 f9 s1/250
Bảo tàng Đăk Lăk tọa lạc tại số 12 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, được xây dựng năm 2008 theo bản thiết kế của Công ty Kiến trúc HAAI - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, là bảo tàng lớn nhất khu vực Tây nguyên với chiều dài 130m, rộng 60m và diện tích sàn 9.000m². Bảo tàng Đăk Lăk là một công trình có kiến trúc độc đáo mô phỏng ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê kết hợp với nét kiến trúc hiện đại. Không gian trưng bày trong bảo tàng được chia làm ba phần: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử với 1.000 hiện vật, ảnh tư liệu và video.
4. Bình minh trên Hồ Lak
Nikon D70s f/16 s1/125
Ngoài việc làm nương rẫy ngô khoai, người dân tộc ở Dak lak còn dựa vào thuỷ sản ở Hồ Lak mà sinh sống. Cảnh đẹp thật, nhưng cuộc sống của họ còn cơ cực lắm. Hình ảnh trong buổi sáng sớm, nhưng họ ngâm mình ở đây từ trước lúc bình minh.
5. Câu chuyện vui
Nikon D300 iso200 f/9 s1/125
Chuyện tếu: Chuyện rằng sau khi nghe các bác nói rất nhiều về những điều cao siêu, dân không hiểu, người phiên dịch mới quay sang nói với dân rằng ông ấy vừa kể một "câu chuyện vui" đấy, cười đi. Thế là cả đám cười. Xem ảnh thì đúng là có một câu chuyện vui nào đấy thật! Nụ cười rất đáng được ao ước!
6. Chân trần
Nikon D8700 iso100 f/7.2 s1/125
7. Chờ đợi
Nikon D300 iso400 f/7.1 s1/100
Anh Bảo Hưng kể rằng hai đứa nhỏ Ê-đê này ngóng Bố Mẹ chúng đi nương rẫy mãi mà chưa thấy về, nó khóc. Nó khóc mà mắt nó vẫn mở to để ngóng! Anh đang cầm máy với ống normal và bấm được khoảnh khắc này.
8. Cúng nhà mới
Người dân tộc Tây Nguyên, khi làm xong nhà mới, xưa thì họ sẽ đâm trâu lễ, nay thì họ sẽ làm tiệc mời làng. Dù làm gì thì họ vẫn luôn có lễ cúng gồm nghi lễ cúng Dàng (thần của họ) và những điệu múa với cồng chiêng. Riêng những ngôi nhà Rông (nhà lớn để hội họp) thì nghi lễ lớn hơn và đó chỉ là nơi của già làng, đàn ông hội họp.
9. Đất lành
Khi xe cày đi qua một luống đất, giun dế dưới đất trồi lên trên, đàn cò cứ bay theo sau xe cày để tận hưởng thức ăn mới. Hỏi rằng trên đó họ trồng cafe, tiêu điều... thấy luống đất này thì trồng gì anh Bảo Hưng? - Họ trồng bắp ngô khoai hay rau củ đó em!
10. Đến với Tây Nguyên
Nikon D70s f/8 s1/60
Du khách tham quan thường được mời rượu cần. Rượu Cần là thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vì thế, rượu Cần đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Bất cứ gia đình nào, dù nghèo đến mấy cũng phải có chóe rượu để sẵn trong nhà phòng khi có khách và những dịp buôn làng có lễ hội. Đồng thời chóe rượu là tài sản để đánh giá sự giàu nghèo của các gia đình trong cộng đồng nên chiều sâu về giá trị tinh thần càng cao thì ý nghĩa vật chất càng lớn.
11. Đợi
Nikon D70s f/5.6 s1/125
12. Day-Nu danh thắng
13. Đua thuyền độc mộc
14. Đua voi ở Bản Đôn
15. Được mùa
16. Hạnh phúc
17. Học đánh chiêng
Nikon D300 iso400 f/5.6 s1/125
Quả thật, khi nói đến Văn hóa Cồng chiêng là chúng ta đã chạm đến cả một chiều sâu văn hóa đồ sộ, phong phú đầy bản sắc… đồng hành với lịch sử hình thành, phát triển của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số cùng chung sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu của nhân loại. Hiện nay, các nhà khoa học xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và thế giới đã và đang không ngừng tìm hiểu, sưu tầm nhằm có biện pháp bảo tồn và phát triển.
18. Khoe sắc
Mỗi dân tộc có sắc áo đặc trưng riêng. Họ sẽ trưng diện vào những dịp lễ hội hoặc lễ cúng nhà mới trong làng. Điệu múa của họ thường là những điệu múa xa xưa của các chiến binh trước thú dữ bảo vệ dân làng.
19. Lắng nghe
20. Lời yêu thương
Nikon D70s f/10 s1/125
Tượng nhà mồ là đề tài lớn trong văn hoá của người dân tộc. Hầu hết người dân tộc Tây nguyên nào cũng có tục làm tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một nét đặc sắc trong văn hoá cổ truyền Tây Nguyên. Các tác phẩm thuộc loại hình này được ra đời ở thời điểm lễ bỏ mả với mục đích phục vụ người chết (người Tây Nguyên gọi là hồn ma). Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn liền với hầu hết các tộc người thiểu số có cuộc sống du canh, du cư trên địa bàn Tây Nguyên. Họ quan niệm rằng, chỉ khi nào lễ bỏ mả được tổ chức xong thì hồn ma mới thực sự trở về với tổ tiên, ông bà, để bắt đầu một “cuộc sống” mới ở thế giới bên kia. Kể từ đó, mối quan hệ giữa kẻ sống với người chết mới không còn. Mang ý nghĩa thiêng liêng như thế, nên lễ bỏ mả là một lễ lớn hàng năm, thu hút đông đảo người tham gia, thường diễn ra vào mùa xuân tại nghĩa địa các buôn làng.
21. Múa xoang
22. Nắng gió cao nguyên
23. Ngã sáu thành phố BMT
24. Ngẫu hứng
25. Nhịp xoang
26. NSND Y-Moan thẩm âm dàn chiêng
Nikon D300 iso400 f/5 s1/25
Thường, người nhạc trưởng của dàn cồng chiêng sẽ phải thẩm âm từng chiếc trước ngày lễ hội. Cồng chiêng có nhiều loại âm hoặc dương, lồi giữa hoặc bằng hoặc lõm vào. Người thẩm âm sẽ nghe và dùng vật dụng gò ép những đường cong, cạnh gấp của chiêng để âm đúng. Kiểu như lên dây đàn vậy!
27. NSND Y-Moan Enuôl
Nhạc sĩ tài danh ai trong chúng ta đều biết. Anh Bảo Hưng kể rằng là bạn với nhạc sĩ nhiều năm. Khi nghe tin nhạc sĩ bệnh, có đến thăm và hai bên tâm sự rất nhiều về đời và về người. Anh Bảo Hưng đã muốn chụp tấm ảnh này như để lưu lại một nghệ sĩ lớn, một người tri kỷ.
28. Sóng Hồ Lak
Nikon D300 iso200 f/11 s1/500
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa.
Khi nào ta yêu nhau?
...
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
(Xuân Quỳnh)
29. Sự đánh đổi
30. Sức sống
Sony DSC-W5 iso100 f/4.5 s1/320
31. Tây nguyên mời gọi
32. Thầm thì
Nikon D70 f/5 s1/100
33. Thành viên mới
34. Theo bóng
Nikon D300 iso200 f/10 s1/250
35. Thực trạng
36. Trai làng
37. Tuổi trẻ với cồng chiêng
38. Voi Lak trong ngày hội
39. Xuân thì
Bảo Hưng, sinh năm 1961
Quê quán: Thừa Thiên, Huế
Nghề nghiệp: Nhiếp ảnh
Hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.(E VAPA - A FIAP)
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Lăk
Điện thoại: 0905.379.755
Email: baohung_daklak@yahoo.com.vn
Các bạn liên hệ trực tiếp anh Bảo Hưng qua email trên, nếu có nhu cầu sử dụng ảnh trong bài viết này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét