Máy bay có thể nói là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người. Trước khi có được những chiếc phi cơ phản lực, máy bay lên thẳng hay chiến đấu cơ tàng hình như ngày nay, con người trong quá khứ đã phải trải qua rất nhiều lần thử nghiệm với những chiếc máy bay có hình thù rất ngộ nghĩnh và cấu tạo kỳ lạ. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một số mẫu máy bay nổi bật trong lịch sử, nhiều chiếc có thể bạn sẽ chưa từng bao giờ nhìn thấy trong đời.
(1932) Stipa-Caproni: mẫu máy bay thử nghiệm của người Ý với hình dạng giống như một cái thùng rỗng. Nhìn nó bay trên bầu trời giống như trong phim hoạt hình, thật là buồn cười (ảnh: Wikimedia Commons).
(1942) Vought V-173: người ta gọi nó là "máy bay bánh kẹp", còn mình thì thấy nó giống con cá đuối ở dưới biển hơn. Đây là mẫu máy bay chiến đấu thử nghiệm được sản xuất cho Hải Quân Hoa Kỳ (ảnh: San Diego Air & Space Museum/Scribd).
(1938) Blohm & Voss BV 141: mẫu máy bay do thám kết hợp ném bom của Đức được sử dụng trong Thế chiến thứ 2, nổi bật với kiểu thiết kế bất đối xứng của nó mặc dù vẫn có thể bay được (ảnh: wwiiaircraftphotos.com).
(1944) Douglas XB-42 Mixmaster: máy bay ném bom thử nghiệm của Không quân Mỹ được thiết kế để bay với vận tốc cực kỳ cao. Nó có 2 động cơ bên trong thân máy bay và 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau ở phía đuôi, tốc độ cao nhất được ghi nhận vào năm 1945 là 697,8 km/h (ảnh: Không quân Mỹ).
(1945) Libellula: mẫu máy bay thử nghiệm của Anh với thiết kế có 2 cặp cánh phía trước và sau (ảnh: to: William Vanderson/Fox Photos/Getty Images).
(1946) North American XF-82: được ghép lại từ 2 chiếc P-51 Mustang, dùng làm máy bay chiến đấu kết hợp hộ tống trên bầu trời (ảnh: Không quân Mỹ).
(1946) Northrop XB-35: máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ được dùng thử nghiệm trong Thế chiến thứ 2 và một thời gian ngắn sau đó, trước khi bị hủy bỏ vào năm 1949 (ảnh: Không quân Mỹ).
(1948) McDonnell XF-85 Goblin: một chiếc máy bay chiến đấu có hình dáng rất ngộ nghĩnh khác của Mỹ, nhìn nó mập mạp và ngắn ngủn như trong phim nhưng thật ra cũng là một mẫu thử nghiệm, được thiết kế để phóng ra từ chiếc máy bay ném bom Convair B-36 (ảnh: Không quân Mỹ).
(1949) Martin XB-51: máy bay tấn công mặt đất của Mỹ được mệnh danh với biệt danh "tri-jet" vì có tới ba động cơ, một cái nằm ở phía đuôi và hai cái còn lại nằm ở phía trước mũi máy bay. Nhìn từ dưới lên trông máy bay như một con chuồn chuồn đúng không nhỉ? (Ảnh: Không quân Mỹ).
(1953-1956) Douglas X-3 Stiletto: được dùng để thử nghiệm những yêu cầu cần có về thiết kể để một chiếc máy bay có thể bay được với vận tốc siêu âm. Bạn có thể thấy hình dáng siêu thon và nhọn của nó, giúp máy bay có thể lướt nhanh hơn trong không trung (ảnh: NASA/DFRC).
(1953) Lockheed XFV: chiếc chiến đấu cơ với kiểu cất cánh rất lạ đời so với một chiếc máy bay, cất cánh theo phương thẳng đứng (VTOL) như một tên lửa (ảnh: Không quân Mỹ).
(1954) De Lackner HZ-2 Aerocycle: máy bay do thám "một người đứng" (ảnh: Không quân Mỹ, army.arch).
(1958) Snecma Flying Coleoptere (C-450): máy bay Pháp, cũng có kiểu cất và hạ cánh thẳng đứng (ảnh: o: Keystone/Getty Images).
(1959) Avro Canada VZ-9 Avrocar: chiếc đĩa bay VOTL này là một phần trong một dự án quân sự bí mật của quân đội Mỹ (ảnh: William "Bill" Zuk/Wikimedia Commons).
(1966-1970) HL-10: đây là 1 trong 5 chiếc máy bay được lắp ráp theo chương trình Lifting Body Research Program của NASA, có thể dùng chính thân máy bay để tạo ra lực nâng và bay lên mà không cần dùng cánh như những chiếc máy bay thông thường (ảnh: NASA/DFRC).
(1967) Dornier Do 31: máy bay VTOL của Đức dùng làm nhiệm vụ chuyên chở và hỗ trợ chiến thuật (ảnh: amphalon)
(1968) chiếc Aerodyne của Alexander Lippisch: nổi bật với phần mũi máy bay cực kỳ to, bên trong chứa 2 cánh quạt đồng tâm để tạo ra lực đẩy (lực đẩy được đưa ra phía sau, bên dưới khoảng giữa của thân máy bay) (ảnh: Flying Magazine, Apr 1960).
(1969) Hyper III: Một chiếc máy bay khác của NASA cũng dùng cơ chế tự nâng lên của thân máy bay, không cần dùng cánh và được điều khiển từ xa (ảnh: NASA/DFRC).
(1970) Bartini Beriev VVA-14: chiếc VTOL của lực lượng Xô Viết với ngoại hình đồ sộ (ảnh: Alex Beltyukov/Wikimedia Commons).
(1979-1982) Ames-Dryden (AD)-1: máy bay của NASA với thiết kế đôi cánh nằm xéo về một bênh chứ không ngay ngắn như bình thường. Đôi cánh này có thể xoay được một góc 60 độ trong lúc đang bay (ảnh: NASA/DFRC).
(1980) B377PG: máy bay chở hàng Super Guppy Turbine của NASA, nhìn nó giống như một con cá heo với phần thân máy bay rất rộng lớn dùng để chứa hàng (ảnh: NASA/DFRC).
(1984-1992) X-29: máy bay dùng để thử nghiệm các công nghệ mới của NASA với phần cánh máy bay được xếp theo hướng chếch về phía trước, đối ngược với các máy bay thông thường (ảnh: NASA/DFRC)
(1996-1997) X-36: máy bay chiến đấu phản lực của NASA. Bạn có thể thấy phần đuôi phía sau của nó gần như hoàn toàn không có gì (ảnh: NASA/DFRC).
(1998) Beriev Be-200 Seaplane: chiếc thủy phi cơ đa tính năng của người Nga (ảnh: amphalon).
(1998) Proteus: máy bay 2 động cơ, 2 cặp cánh của hãng Scaled Composites dùng trong các công việc nghiên cứu (ảnh: NASA/DFRC).
Theo Gizmodo - TinhTe.vn
Tổng hợp: Blog
(1932) Stipa-Caproni: mẫu máy bay thử nghiệm của người Ý với hình dạng giống như một cái thùng rỗng. Nhìn nó bay trên bầu trời giống như trong phim hoạt hình, thật là buồn cười (ảnh: Wikimedia Commons).
(1942) Vought V-173: người ta gọi nó là "máy bay bánh kẹp", còn mình thì thấy nó giống con cá đuối ở dưới biển hơn. Đây là mẫu máy bay chiến đấu thử nghiệm được sản xuất cho Hải Quân Hoa Kỳ (ảnh: San Diego Air & Space Museum/Scribd).
(1938) Blohm & Voss BV 141: mẫu máy bay do thám kết hợp ném bom của Đức được sử dụng trong Thế chiến thứ 2, nổi bật với kiểu thiết kế bất đối xứng của nó mặc dù vẫn có thể bay được (ảnh: wwiiaircraftphotos.com).
(1944) Douglas XB-42 Mixmaster: máy bay ném bom thử nghiệm của Không quân Mỹ được thiết kế để bay với vận tốc cực kỳ cao. Nó có 2 động cơ bên trong thân máy bay và 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau ở phía đuôi, tốc độ cao nhất được ghi nhận vào năm 1945 là 697,8 km/h (ảnh: Không quân Mỹ).
(1945) Libellula: mẫu máy bay thử nghiệm của Anh với thiết kế có 2 cặp cánh phía trước và sau (ảnh: to: William Vanderson/Fox Photos/Getty Images).
(1946) North American XF-82: được ghép lại từ 2 chiếc P-51 Mustang, dùng làm máy bay chiến đấu kết hợp hộ tống trên bầu trời (ảnh: Không quân Mỹ).
(1946) Northrop XB-35: máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ được dùng thử nghiệm trong Thế chiến thứ 2 và một thời gian ngắn sau đó, trước khi bị hủy bỏ vào năm 1949 (ảnh: Không quân Mỹ).
(1948) McDonnell XF-85 Goblin: một chiếc máy bay chiến đấu có hình dáng rất ngộ nghĩnh khác của Mỹ, nhìn nó mập mạp và ngắn ngủn như trong phim nhưng thật ra cũng là một mẫu thử nghiệm, được thiết kế để phóng ra từ chiếc máy bay ném bom Convair B-36 (ảnh: Không quân Mỹ).
(1949) Martin XB-51: máy bay tấn công mặt đất của Mỹ được mệnh danh với biệt danh "tri-jet" vì có tới ba động cơ, một cái nằm ở phía đuôi và hai cái còn lại nằm ở phía trước mũi máy bay. Nhìn từ dưới lên trông máy bay như một con chuồn chuồn đúng không nhỉ? (Ảnh: Không quân Mỹ).
(1953-1956) Douglas X-3 Stiletto: được dùng để thử nghiệm những yêu cầu cần có về thiết kể để một chiếc máy bay có thể bay được với vận tốc siêu âm. Bạn có thể thấy hình dáng siêu thon và nhọn của nó, giúp máy bay có thể lướt nhanh hơn trong không trung (ảnh: NASA/DFRC).
(1953) Lockheed XFV: chiếc chiến đấu cơ với kiểu cất cánh rất lạ đời so với một chiếc máy bay, cất cánh theo phương thẳng đứng (VTOL) như một tên lửa (ảnh: Không quân Mỹ).
(1954) De Lackner HZ-2 Aerocycle: máy bay do thám "một người đứng" (ảnh: Không quân Mỹ, army.arch).
(1958) Snecma Flying Coleoptere (C-450): máy bay Pháp, cũng có kiểu cất và hạ cánh thẳng đứng (ảnh: o: Keystone/Getty Images).
(1959) Avro Canada VZ-9 Avrocar: chiếc đĩa bay VOTL này là một phần trong một dự án quân sự bí mật của quân đội Mỹ (ảnh: William "Bill" Zuk/Wikimedia Commons).
(1966-1970) HL-10: đây là 1 trong 5 chiếc máy bay được lắp ráp theo chương trình Lifting Body Research Program của NASA, có thể dùng chính thân máy bay để tạo ra lực nâng và bay lên mà không cần dùng cánh như những chiếc máy bay thông thường (ảnh: NASA/DFRC).
(1967) Dornier Do 31: máy bay VTOL của Đức dùng làm nhiệm vụ chuyên chở và hỗ trợ chiến thuật (ảnh: amphalon)
(1968) chiếc Aerodyne của Alexander Lippisch: nổi bật với phần mũi máy bay cực kỳ to, bên trong chứa 2 cánh quạt đồng tâm để tạo ra lực đẩy (lực đẩy được đưa ra phía sau, bên dưới khoảng giữa của thân máy bay) (ảnh: Flying Magazine, Apr 1960).
(1969) Hyper III: Một chiếc máy bay khác của NASA cũng dùng cơ chế tự nâng lên của thân máy bay, không cần dùng cánh và được điều khiển từ xa (ảnh: NASA/DFRC).
(1970) Bartini Beriev VVA-14: chiếc VTOL của lực lượng Xô Viết với ngoại hình đồ sộ (ảnh: Alex Beltyukov/Wikimedia Commons).
(1979-1982) Ames-Dryden (AD)-1: máy bay của NASA với thiết kế đôi cánh nằm xéo về một bênh chứ không ngay ngắn như bình thường. Đôi cánh này có thể xoay được một góc 60 độ trong lúc đang bay (ảnh: NASA/DFRC).
(1980) B377PG: máy bay chở hàng Super Guppy Turbine của NASA, nhìn nó giống như một con cá heo với phần thân máy bay rất rộng lớn dùng để chứa hàng (ảnh: NASA/DFRC).
(1984-1992) X-29: máy bay dùng để thử nghiệm các công nghệ mới của NASA với phần cánh máy bay được xếp theo hướng chếch về phía trước, đối ngược với các máy bay thông thường (ảnh: NASA/DFRC)
(1996-1997) X-36: máy bay chiến đấu phản lực của NASA. Bạn có thể thấy phần đuôi phía sau của nó gần như hoàn toàn không có gì (ảnh: NASA/DFRC).
(1998) Beriev Be-200 Seaplane: chiếc thủy phi cơ đa tính năng của người Nga (ảnh: amphalon).
(1998) Proteus: máy bay 2 động cơ, 2 cặp cánh của hãng Scaled Composites dùng trong các công việc nghiên cứu (ảnh: NASA/DFRC).
Theo Gizmodo - TinhTe.vn
Tổng hợp: Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét