Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ảnh - Các khoảnh khắc 'nín thở' khi Curiosity đổ bộ lên sao Hỏa

Dự án Curiosity được NASA phát động vào ngày 26/11/2011, với sự tham gia của hàng ngàn nhân sự của trung tâm này cũng như sự giúp sức của ngành hàng không - vũ trụ của 7 quốc gia khác.

Vào ngày 6/8/2012, xe thăm dò Curiosity đã hạ cánh thành công và an toàn trên sao Hỏa và bắt đầu thực thi nhiệm vụ của mình, mở ra thêm một trong mới của nhân loại trong con đường khám phá và chinh phục vũ trụ.

Dưới đây loạt hình ghi dấu lại những thời khắc quan trọng của sự kiện trọng đại này.



Một hình ảnh được Curiosity chụp và gởi về từ sao Hỏa, hôm 6/8/2012. Ở vị trí này, mặt đất sao Hỏa tương đối bằng phẳng, giống cảm giác như đường được trải nhựa. Phía xa xa là núi Sharp, cao khoảng 5472 mét. Trước mắt, nhiệm vụ của Curiosity là tiếp cận ngọn núi này để thăm dò các lớp địa chất ở đây, nhằm xác định sự thay đổi về môi trường của sao Hỏa. Bức hình đã được sửa lại nhằm bỏ hiệu ứng cong do nó được chụp bằng ống kính mắt cá.




Bên trong Phòng nghiên cứu sao Hỏa (Mars Science Laboratory - MSL) và phía trước là Phòng phóng tàu vũ trụ (Jet Propulsion Laboratory - JPL) ở Pasadena, California (Mỹ) trong một buổi làm việc hôm 2/8 để lên lịch hạ cánh cho Curiosity.



John Grunsfeld, trưởng điều hành NASA (bên trái) tại phòng quản lý bay của phi thuyền chở Curiosity trong trung tâm JPL, ảnh chụp hôm 5/8/2012.



Gần 350 người dân địa phương đã đến phòng khách của NASA để xem demo bề mặt sao Hỏa cũng như phương án đổ bộ lên hành tinh đỏ của Curiosity.



Sáng sớm ngày 6/8 (giờ Mỹ), nhiều người dân cũng theo dõi tường thuật trực tiếp Curiosity đổ bộ lên sao Hỏa. Trong ảnh là Pat Gunn đang hồi hộp theo dõi sự kiện tại quãng trường Thời Đại (Times Square) ở New York.



Cùng lúc đó, hàng ngàn người quan tâm ở Los Angeles (Mỹ) cũng tụ họp ở đài thiên văn Griffith để theo dõi sự kiện này.



Giám đốc phòng điều hành bay Keith Comeaux (góc trái) trò chuyện với các nhân viên, ảnh chụp trước đó không lâu, tối ngày 5/8 (Do Pasadena, California nằm ở cực Nam nước Mỹ nên giờ sẽ đi chậm hơn New York nằm ở phía Đông).



Một vệ tinh vô tuyến đường kính 70m ở Trung tâm liên lạc không gian, Canberra, Úc đang theo dõi các tín hiệu của sự kiện trên.



Trong phòng điều khiển bay ở NASA, Steve Collins đang "đứng tim" theo dõi "7 phút sống còn" trong thời khắc Curiosity tiếp cận khí quyển sao Hỏa. Nếu Curiosity không vượt qua được mốc 7 phút này, mọi nỗ lực của NASA và các nước tham gia sẽ phải đổ sông đổ biển.



Mọi người ở NASA òa lên vui mừng khi Curiosity đáp thành công lên sao Hỏa, và hơn hết là họ bắt đầu nhận được hình ảnh gởi về ngay sau đó, phản ánh kết quả của dự án bước đầu đã thành công mỹ mãn. Ảnh chụp lại từ một đoạn video tối 5/8 (giờ địa phương ở California lúc này là 10h30 tối).



Xavier Cabrera (ở giữa, giơ tay) và mọi người ở quảng trường Thời Đại (New York) vui mừng trước phút giây Curiosity đổ bộ thành công trên sao Hỏa, có thể thấy người dân Mỹ rất quan tâm đến sự kiện đặt biệt quan trọng này.



Hơn ai hết, nhân viên công tác tại NASA chính là những người quan tâm đến sự thành bại của Curiosity nhất. Adam Steltzner, kĩ sự về hạ cánh và đổ bộ tàu vũ trụ, trung tâm NASA vui mừng thấy rõ trước việc Curiosity đáp thành công lên hành tinh đỏ, bắt đầu cho khoảng thời gian gần 2 năm khám phá tinh cầu này.



Xếp chữ chúc mừng (CONGRATS) bằng hạt đậu là một trong những cách bày tỏ niềm vui của mọi người, ảnh chụp tại trung tâm JPL.



Những người trực tiếp điều hành dự án xe tự hành Curiosity không giấu được vẻ vui mừng khi sản phẩm của mình thành công tốt đẹp, trong ảnh gồm có những nhân vật quan trọng của dự án như: kỹ sư trưởng, hoa tiêu, chuyên gia định vị, chuyên gia điều hướng, kỹ sư về đổ bộ và đáp tàu không gian...



Clara Ma, người chiến thắng trong cuộc thi đặt tên cho dự án Curiosity, bật khóc ngay sau thời khắc trọng đại nêu trên. Ảnh chụp tại trung tâm JPL, NASA.



Một trong những bức ảnh màu đầu tiên mà Curiosity chụp và gởi về NASA từ sao Hỏa. Tấm hình này được chụp bởi camera MARDI, ghi lại hình ảnh của tấm lá chắn nhiệt đường kính 4,5m 3 giây sau khi tách ra khỏi Curiosity khi hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ khoảng 2 phút rưỡi nữa là Curiosity chính thức đổ bộ lên sao Hỏa.



Đây là hình ảnh chụp khoảnh khắc Curiosity "thả dù" xuống bề mặt hành tinh đỏ (màu trắng góc trái hình, chấm to là dù và chấm nhỏ là Curiosity). Ảnh được chụp bởi vệ tinh giám sát sao Hỏa MRO từng được NASA phóng lên trước đây.



Khi đáp xuống gần bề mặt, bụi từ đất sao Hỏa tung lên mù mịt. Ảnh chụp từ camera chuyên ghi lại quá trình hạ cánh và tiếp đất của Curiosity.



Một trong những bức ảnh trắng đen mà Curiosity chụp và gởi về NASA sau khi yên vị trên mặt sao Hỏa, trong hình ta cũng có thể thấy 1 chân của chiếc xe tự hành này.



Bobak Ferdosi, một thành viên của dự án Curiosity đã chuẩn bị trước một đầu tóc mới, như một ý nghĩa cầu chúc may mắn cho việc hạ cánh của chiếc xe tự hành này.



Ban chỉ đạo dự án Curiosity gồm người điều khiển bay, các khoa học gia, kĩ sư và điều hành viên giơ cao cánh tay trong buổi họp báo được tổ chúc ngay sau khi chiếc xe tự hành đổ bộ thành công.



Ảnh chụp một góc phía Bắc của hành tinh đỏ, được chụp bởi máy ảnh MAHLI của Curiosity, ảnh bị mờ do bụi sao Hỏa bám trên mặt máy ảnh. Nhiệm vụ của MAHLI là chuyên chụp các hình cận cảnh có chất lượng cao của đất, đá trên sao Hỏa. Dự kiến lớp phủ chống bụi cho camera sẽ được tháo trong vài tuần tới, khi công việc của Curiosity đã dần ổn định.



Jennifer Trosper, giám đốc dự án thăm dò sao Hỏa giới thiệu mô hình xe tự hành Curiosity và các bộ phận chức năng của nó cho báo giới trong buổi họp báo, tổ chức ngày 6/8 vừa rồi.

CULONG - TINHTE.VN / THE ATLANTIC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét