Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ảnh - Vẻ đẹp cuồng nộ của sấm sét

Trên toàn thế giới, trung bình mỗi giây có 50 lần sét đánh, tức là một ngày thì có tới 4 triệu lần, một con số rất lớn.

Sét có thể gây chết người, cháy các hệ thống điện, thiết bị dùng điện, và gây hoả hoạn. Mỗi khi có mưa giông, kèm sấm sét, chúng ta nên tìm đến những nơi trú ẩn an toàn, tránh xa các vật dụng kim loại, đứng ở nơi khô ráo, tuyệt đối tránh trú mưa dưới các thân cây; nếu ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, rút cáp ăng-ten ra khỏi TV, rút các phích cắm của các thiết bị điện…

Tuy sấm sét nguy hiểm như vậy, nhưng nhiều người mê chụp ảnh lại rất thích ghi lại hình ảnh của hiện tượng thiên nhiên này. Khi sấm sét xảy ra, chúng ta không thể biết được nó xuất hiện ở đâu và hình dáng thế nào; chính vì vậy những bức ảnh chụp sấm sét thường rất thú vị.



Tia chớp sáng rực trên bầu trời phía trên các toà nhà cao tầng ở trung tâm Thượng Hải trong một cơn bão, 15/08/2012.




Nhiếp ảnh gia chuyên chụp những cơn bão Mike Meadows trong lúc đang chụp ảnh những tia sẽ bên ngoài một cái hồ ở thành phố Havasu, Arizona khi hơi ẩm từ những cơn mưa tiếp tục xâm lấn vùng sa mạc Mojave, 30/07/2012.



Cầu vồng xuất hiện cùng với những tia sét sau một cơn mưa lớn ở Haikou, tỉnh Hainan, Trung Quốc, 13/05/2012.



Hiện tượng “Sét dị hình – Red Sprite” hiếm thấy được chụp lại từ các phi hành gia ở trạm vũ trụ quốc tế ISS, 30/04/2012. Sét dị hình là một loại sét có qui mô rất lớn nó hình thành trên cả các đám mây bão và mây dông dẫn đến việc nó có rất nhiều hình dạng khác nhau. Nó được kích hoạt bởi các tia sét dương phóng lên trên từ bên dưới từ trong vùng bão hay từ mặt đất. Cái tên Sprites được đặc theo tên của một nhân vật Sprite (linh hồn của không khí) trong vở A Midsummer Night's Dream của Shakespeare. Bình thường chúng trông giống như một đám mây đỏ-cam hay xanh lá-xanh dương với các tua bên dưới và đôi khi còn có một cái vòng ở bên trên. Chúng thường xuất hiện ở khoảng cách 50 dặm (80 km) đến 90 dặm (145 km) so với mặt đất. Sprites được chụp hình lần đâu tiên vào ngày 06 tháng 7 năm 1989 bởi một nhà khoa học thuộc đại học Minnesota và kể từ khi đó nó được nhìn thấy thường xuyên hơn. Sprites được giải thích như là nguyên nhân gây ra các sự cố tại nạn không thể giải thích được của các phương tiện có tầm hoạt động cao hơn các đám mây bão. (Theo Wikipedia).



Một tia sét ngoằn ngoèo trên quảng trường Độc lập, gần lâu đài Palacio Salvo, ở Montevideo, Uruguay, khi cơn bão đi qua thành phố vào sáng sớm ngày 28/02/2012.



Tia sét trên dãy núi Grand Tetons.



Tia sét trong một cơn dông ở Warsaw, Ba Lan, 20/06/2012.



Những tia sét dọc ngang trên bầu trời ở Tyler, Texas trong một cơn bão lớn, gây ra một số trận lốc xoáy di chuyển qua Texas, 03/04/2012.



Tia sét rực sáng trên bầu trời ở sân Donbass Arena trong trận đấu thuộc bảng D vòng chung kết Euro 2012, giữa Ukraine và Pháp, tại Donetsk, Ukraine, 15/06/2012. Trận đấu này đã phải bị hoãn lại vì mưa lớn và sấm sét.



Tia sét đánh xuống phía kho thóc bao quanh bởi cánh đồng cây đậu nành ở Donnellson, Iowa, 13/07/2012.



Các tia sét sáng rực bầu trời ngay trên các toà nhà ở thành phố Berlin, Đức, 29/06/2012.



Cầu vồng và tia sét “gặp nhau” trong một cơn giông lớn ở Hamilton, Ohio, 01/05/2012.



Các tia sét trên Trung tâm tưởng niệm ở Potocari, gần Srebrenica, Bosni và Herzegovina, 10/07/2012, đây là nơi chôn cất thi thể của 520 người thiệt mạng trong vụ tàn sát Srebrenica, thời thế chiến thứ hai.



Sét đánh trên hồ Michigan, nhìn từ Streetville, phía Bắc thành phố Chicago.



Những tia chớp trên một căn nhà gỗ ở thị trấn Muellheim, miền Bắc Thuỵ Sĩ, 20/08/2012.



Một tia chớp lớn giáng xuống trung tâm Thượng Hải trong cơn bão, 20/08/2012.



Các tia sét chiếu sáng bầu trời đêm ở Cali, trên khu dân cư Valle del Cauca, Colombia, 25/04/2012.



Sét đánh phía trên nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội, Việt Nam, 14/07/2012.



Tia sét loé lên bên tượng đài của Christopher Colombus, ở quảng trường Colon, Madrid, Tây Ban Nha, 26/07/2012.



Các tia chớp ngoằn ngoèo trên bầu trời Lahore, Pakistan, trong một cơn mưa giông nặng hạt, 13/04/2012.



Một binh sĩ Mỹ ngồi ôm súng trong cơn giông ở tiền đồn Pirtle-King, tại tỉnh Kunar, Afghanistan, 08/06/2012.



Những tia chớp trên bầu trời thành phố Warsaw, Ba Lan, 20/06/2012.



Cầu vồng đôi xuất hiện sau một cơn mưa nặng hạt trên đường Nipton, ở Searchlight, Nevada, Mỹ, 13/07/2012.

LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLANTIC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét