Không chỉ có những cổ vật quý giá, các con tàu cổ bị vùi lấp trong lòng biển còn chứa đựng cả di cốt của các thuyền viên xấu số.
Tại Trưng bày chuyên đề đặc biệt Di sản văn hóa biển Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội, thông tin về những con tàu cổ đã được khai quật trong vùng biển Đông của Việt Nam và các hiện vật gắn với những con tàu này đã đã được giới thiệu trước công chúng. Qua đó, người xem sẽ có một cái nhìn trực quan về hoạt động giao thương quốc tế nhộn nhịp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ cách đây nhiều thế kỷ.
Dưới đây là một số ghi nhận của REDS.VN:
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Được phát hiện và khai quật trong những năm 1997 – 2000 ở vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Tại đây hơn 240.000 hiện vật gốm thương mại Đại Việt thời Lê sơ thế kỷ 15 có xuất xứ chủ yếu tại các lò gốm Chu Đậu – Mỹ Xá (Hải Dương) đã được đưa lên khỏi lòng biển. Trên tàu gần như hiện diện đầy đủ tất cả các dòng gốm men truyền thống Việt Nam. Đề tài và phong cách trang trí hoa văn trên gốm vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện kỷ thuật tinh xảo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân gốm đương thời.
Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm.
Bình vôi, tượng thú, lọ… gốm men thời Lê sơ, hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm.
Tàu cổ Bình Thuận
Được khai quật vào các năm 2001 – 2002 ở ngoài khơi vùng biển tỉnh Bình Thuận. Hàng hóa trên tàu gồm đố gốm sứ các lò Chương Châu và Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc biệt, đồ gốm Chương Châu trong tàu cổ với kiểu trang trí hoa văn bổ ô mang phong cách điển hình của đồ gốm sứ xuất dương thời Vạn Lịch nhà Minh (1563 – 1620).
Bộ đĩa chữ thọ làm bằng gốm hoa lam, xuất xứ từ nhà Minh, Vạn Lịch (1573 – 1620), lò gốm Chương Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Bình Thuận.
Tàu cổ Hòn Cau
Được khai quật trong những năm 1990 – 1992 ở vùng biển Hòn Cau tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là tàu buôn chở đồ gốm sứ xuất khẩu của các lò Cảnh Đức Trấn, Đức Hóa và Quảng Đông thời Khang Hi nhà Thanh, Trung Quốc. Do được sản xuất theo đơn đặt hàng phương Tây nên đồ sứ ở đây hoàn toàn khác với phong cách Trung Hoa truyền thống.
Tượng làm bằng sứ, thời Thanh, Khang Hi (1690), lò gốm Đức Hoá (Phúc Kiến, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Ấm làm bằng sứ hoa lam, thời Thanh, Khang Hi (1690), lò gốm Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tàu cổ Hòn Dầm
Bị đắm ở Hòn Dầm, Phú Quốc, Kiên Giang, tàu được khai quật năm 1991 với số lượng hơn 1000 hiện vật, phần lớn là đồ gốm men ngọc Sawankhalok, Thái Lan thế kỷ 15. Phong cách gốm ở đây vừa thể hiện sự giao lưu ảnh hưởng của đồ xứ Long Tuyền (Triết Giang, Trung Quốc), vừa có sự khác biệt mang tính khu vực.
Đồ gia dụng gồm chén, bát, lọ gốm men ngọc có niên tại thế kỷ 15, xuất xưởng tại lò gốm Shawankhalok (Thái Lan), hiện vật tàu cổ Hòn Dầm.
Tàu cổ Cà Mau
Bị đắm ở vùng biển Cà Mau, được khai quật vào những năm 1998 – 1999. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là đồ sứ từ các lò vùng Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) và đồ gốm sứ các lò vùng Quảng Châu (Trung Quốc). Đáng chú ý là những phát hiện về đồ gốm sứ nhiều màu nặng lửa dưới men kết hợp với vẽ lam và loại hình mang phong cách tankard châu Âu. Đặc biệt, trên một số hiện vật có ghi rõ hiệu đề Đại thanh Ung Chính niên chế hoặc Ung Chính niên chế là bằng chứng về niên đại của tàu cổ, trong các năm từ 1723 – 1735.
Tượng gốm sứ thời Thanh, Ung Chính (1723 – 1735), thuộc các lò gốm Đức Hóa, Quảng Đông, Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc, hiện vật tàu cổ Cà Mau.
Đĩa và thìa làm bằng gốm nhiều màu, thời Ung Chính (1723 – 1735), lò gốm Quảng Đông (Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Cà Mau.
Tàu cổ Bãi Dâu
Đầu năm 1997, một ngư dân chuyên nghề lặn vớt phế liệu tìm thấy con tàu chìm cách bờ biển Bãi Dâu 4 hải lý về phía Tây vùng Bãi Dâu, Vũng Tàu. Các thợ lặn đã đưa về 105 cổ vật là đồ gốm sứ, pha lê, thủy tinh, đồ đồng… được sản xuất tại Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19 do Công ty Biedermann & Co-Saigon đặt làm. Dù số lượng hiện vật không lớn, bộ sưu tập cổ vật Pháp của tàu chìm Bãi Dâu được đánh giá là sưu tập cổ vật khá hiếm ở Việt Nam.
Ấm sứ men trắng, thế kỷ 19 – 20, xưởng De Pole, Paris, Pháp. Hiện vật tàu cổ Bãi Dâu, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một số hiện vật được khai quật từ các tàu cổ khác:
Hộp gốm men nâu đen, thế kỷ 15. Hiện vật tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi).
Ấm làm bằng đồng, thế kỷ 16 – 17, hiện vật tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi).
Súng thần công bằng đồng, thế kỷ 18, hiện vật tàu cổ Vũng Tàu.
Hiện trường khảo cổ tại một con tàu được phục dựng với các cổ vật gốc.
Không chỉ có những cổ vật quý giá, các con tàu còn chứa đựng cả di cốt của các thuyền viên xấu số.
H.Q
Tại Trưng bày chuyên đề đặc biệt Di sản văn hóa biển Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội, thông tin về những con tàu cổ đã được khai quật trong vùng biển Đông của Việt Nam và các hiện vật gắn với những con tàu này đã đã được giới thiệu trước công chúng. Qua đó, người xem sẽ có một cái nhìn trực quan về hoạt động giao thương quốc tế nhộn nhịp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ cách đây nhiều thế kỷ.
Dưới đây là một số ghi nhận của REDS.VN:
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Được phát hiện và khai quật trong những năm 1997 – 2000 ở vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Tại đây hơn 240.000 hiện vật gốm thương mại Đại Việt thời Lê sơ thế kỷ 15 có xuất xứ chủ yếu tại các lò gốm Chu Đậu – Mỹ Xá (Hải Dương) đã được đưa lên khỏi lòng biển. Trên tàu gần như hiện diện đầy đủ tất cả các dòng gốm men truyền thống Việt Nam. Đề tài và phong cách trang trí hoa văn trên gốm vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện kỷ thuật tinh xảo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân gốm đương thời.
Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm.
Bình vôi, tượng thú, lọ… gốm men thời Lê sơ, hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm.
Tàu cổ Bình Thuận
Được khai quật vào các năm 2001 – 2002 ở ngoài khơi vùng biển tỉnh Bình Thuận. Hàng hóa trên tàu gồm đố gốm sứ các lò Chương Châu và Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc biệt, đồ gốm Chương Châu trong tàu cổ với kiểu trang trí hoa văn bổ ô mang phong cách điển hình của đồ gốm sứ xuất dương thời Vạn Lịch nhà Minh (1563 – 1620).
Bộ đĩa chữ thọ làm bằng gốm hoa lam, xuất xứ từ nhà Minh, Vạn Lịch (1573 – 1620), lò gốm Chương Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Bình Thuận.
Tàu cổ Hòn Cau
Được khai quật trong những năm 1990 – 1992 ở vùng biển Hòn Cau tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là tàu buôn chở đồ gốm sứ xuất khẩu của các lò Cảnh Đức Trấn, Đức Hóa và Quảng Đông thời Khang Hi nhà Thanh, Trung Quốc. Do được sản xuất theo đơn đặt hàng phương Tây nên đồ sứ ở đây hoàn toàn khác với phong cách Trung Hoa truyền thống.
Tượng làm bằng sứ, thời Thanh, Khang Hi (1690), lò gốm Đức Hoá (Phúc Kiến, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Ấm làm bằng sứ hoa lam, thời Thanh, Khang Hi (1690), lò gốm Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tàu cổ Hòn Dầm
Bị đắm ở Hòn Dầm, Phú Quốc, Kiên Giang, tàu được khai quật năm 1991 với số lượng hơn 1000 hiện vật, phần lớn là đồ gốm men ngọc Sawankhalok, Thái Lan thế kỷ 15. Phong cách gốm ở đây vừa thể hiện sự giao lưu ảnh hưởng của đồ xứ Long Tuyền (Triết Giang, Trung Quốc), vừa có sự khác biệt mang tính khu vực.
Đồ gia dụng gồm chén, bát, lọ gốm men ngọc có niên tại thế kỷ 15, xuất xưởng tại lò gốm Shawankhalok (Thái Lan), hiện vật tàu cổ Hòn Dầm.
Tàu cổ Cà Mau
Bị đắm ở vùng biển Cà Mau, được khai quật vào những năm 1998 – 1999. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là đồ sứ từ các lò vùng Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) và đồ gốm sứ các lò vùng Quảng Châu (Trung Quốc). Đáng chú ý là những phát hiện về đồ gốm sứ nhiều màu nặng lửa dưới men kết hợp với vẽ lam và loại hình mang phong cách tankard châu Âu. Đặc biệt, trên một số hiện vật có ghi rõ hiệu đề Đại thanh Ung Chính niên chế hoặc Ung Chính niên chế là bằng chứng về niên đại của tàu cổ, trong các năm từ 1723 – 1735.
Tượng gốm sứ thời Thanh, Ung Chính (1723 – 1735), thuộc các lò gốm Đức Hóa, Quảng Đông, Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc, hiện vật tàu cổ Cà Mau.
Đĩa và thìa làm bằng gốm nhiều màu, thời Ung Chính (1723 – 1735), lò gốm Quảng Đông (Trung Quốc), hiện vật tàu cổ Cà Mau.
Tàu cổ Bãi Dâu
Đầu năm 1997, một ngư dân chuyên nghề lặn vớt phế liệu tìm thấy con tàu chìm cách bờ biển Bãi Dâu 4 hải lý về phía Tây vùng Bãi Dâu, Vũng Tàu. Các thợ lặn đã đưa về 105 cổ vật là đồ gốm sứ, pha lê, thủy tinh, đồ đồng… được sản xuất tại Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19 do Công ty Biedermann & Co-Saigon đặt làm. Dù số lượng hiện vật không lớn, bộ sưu tập cổ vật Pháp của tàu chìm Bãi Dâu được đánh giá là sưu tập cổ vật khá hiếm ở Việt Nam.
Ấm sứ men trắng, thế kỷ 19 – 20, xưởng De Pole, Paris, Pháp. Hiện vật tàu cổ Bãi Dâu, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một số hiện vật được khai quật từ các tàu cổ khác:
Hộp gốm men nâu đen, thế kỷ 15. Hiện vật tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi).
Ấm làm bằng đồng, thế kỷ 16 – 17, hiện vật tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi).
Súng thần công bằng đồng, thế kỷ 18, hiện vật tàu cổ Vũng Tàu.
Hiện trường khảo cổ tại một con tàu được phục dựng với các cổ vật gốc.
Không chỉ có những cổ vật quý giá, các con tàu còn chứa đựng cả di cốt của các thuyền viên xấu số.
H.Q
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét