Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Ảnh - Tháng Tư – Tháng nhận thức về hội chứng tự kỷ

Ngày 02/04 hàng năm là ngày nhận thức về tự kỷ và tháng Tư hàng năm và là tháng thế giới nâng cao nhận thức về hội chứng này.

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ đang ngày càng tăng lên. Theo điều tra của Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì cứ 88 trẻ em thì có 1 trẻ bị tự kỷ, tăng lên so với tỉ lệ 1/156 cách đây 10 năm. Những nỗ lực trong việc phát hiện sớm và các phương pháp giáo dục đặc biệt đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ, mang lại hy vọng cho các gia đình có trẻ bị mắc chứng tự kỷ.

Bộ ảnh sau đây sẽ cho chúng ta những cái nhìn rõ hơn về hội chứng tự kỷ, giúp nâng cao hơn nhận thức về hội chứng này. Cảm ơn các gia đình và các nhà nhiếp ảnh đã chia sẻ những bức ảnh mang tính cá nhân và hết sức riêng tư này.



Thara Marie Santiago, một cô gái mắc chứng tự kỷ, tập luyện bên trong phòng vệ sinh trước phần trình diễn tại sự kiện Autismusical, một buổi hoà nhạc công cộng miễn phí, được tài trợ bởi một trung tâm mua sắm ở Philippines, với các đối tượng biểu diễn là những người mắc chứng tự kỷ, để họ có thể chứng tỏ tài năng của bản thân, cũng như để nâng cao nhận thức của thế giới về chứng tự kỷ, 02/04/2009.




Anh Christopher Astacio đứng tựa cửa nhìn cô con gái Cristina, 2 tuổi, gần đây được chẩn đoán là có dấu hiệu tự kỷ nhẹ, chơi trong phòng ngủ của bé, ở New York, 28/03/2012.



Tượng Chúa Cứu Thế trên ngọn núi ở Rio de Janeiro được chiếu ánh sáng xanh trong chiến dịch “Light It Up Blue” của tổ chức Autism Speaks, 02/04/2012.



Đám đông tham dự chuyến đi bộ hàng năm lần thứ 10 vì bệnh nhân tự kỷ ở Rose Bowl, Pasadena, California, 21/04/2011.



Các tình nguyện viên công bố tổng số tiền quyên góp được tại sự kiện đi bộ hàng năm lần thứ 10 vì bệnh nhân tự kỷ ở Rose Bowl, 21/04/2011.



Một cậu bé chơi với ánh sáng trong căn phòng có tên “Snoezelen” tại lớp học yoga cho trẻ em ở Lima, Peru, 27/01/2012. Những căn phòng “Snoezelen” được thiết kế đặc biệt để giúp kích thích các giác quan khác nhau bằng các hiệu ứng ánh sáng, màu sắc, âm thanh, âm nhạc, vốn áp dụng với hầu hết các bệnh nhân tự kỷ, tổn thương não hay thiểu năng trí tuệ, theo Paulina Contin, hướng dẫn viên của lớp học.



Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ với tay tới chú cá heo trắng ở công viên Changfeng, Thượng Hải, Trung Quốc, 21/12/2005.



Người đồng sáng lập công ty Aspiritech, Moshe Weitzberg (trái) làm việc với các nhân viên, từ trái qua, Katine Levin, Rick Alexander và Jamie Specht, tại một tổ chức phi lợi nhuận chuyên làm công việc kiểm tra phần mềm mới ở Highland Park, Illinois, 08/09/2011. Aspiritech chỉ thuê những người tự kỷ. Một số đặc tính tạo nên những người đặc biệt thích hợp với công việc này - như tập trung cường độ cao, thoải mái lặp đi lặp lại, nhớ từng chi tiết - ngẫu nhiên cũng là những đặc điểm của bệnh tự kỷ.



Cô Mellissa Stiffler hướng dẫn cho cậu bé Payton Coffee, 3 tuổi, tại một lớp học ở trung tâm dành cho trẻ tự kỷ Ozark ở Joplin, Missouri, 14/06/2011. Lớp học này diễn ra tại một cơ sở tạm vì ngôi trường đã bị trận lốc xoáy tàn phá trước đó một tháng.



Một chiếc tàu du lịch chạy trên sông Danube lúc mái vòm của toà nhà nghị viện được chiếu ánh sáng xanh vào ngày thế giới nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ, 02/04/2012, Budapest, Hungary.



Cậu bé Murga, bị mắc bệnh tự kỷ, đang học chữ và làm toán tại một lớp học ở ngôi trường Little Rock, thủ đô Nairobi, Kenya, 15/03/2012. Little Rock là một trong rất ít những trung tâm giáo dục trẻ em tự kỷ ở Kenya.



Một cậu bé người Romania bị bệnh tự kỷ mỉm cười khi cầm trên tay chùm bong bóng lúc tham gia buổi tuần hành vào ngày thế giới nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ, 02/04/2011.



Ethan Johnson, trái, tìm thấy Elliot, phải, nấp trong nhà vệ sinh lúc chơi tròn trốn tìm tại nhà của Elliot ở Eagan, Minnesota, 19/11/2011. Cả 2 cậu bé này đều mắc bệnh tự kỷ và việc chơi với nhau là một liệu pháp để giúp chúng có thể hoà nhập với những đứa trẻ khác.



Một đứa trẻ tự kỷ đi trên chiếc cầu bên cạnh cô giáo trong buổi trị liệu ở trung tâm dành cho trẻ tự kỷ ở Dora Alonso, Havana, Cuba, 11/02/2008.



Tay golf chuyên nghiệp người Nam Phi Ernie Els, cùng với cậu con trai Ben bị mắc chứng tự kỷ, tại giải đấu golf từ thiện Els for Autism Pro-am, ở CLB golf quốc gia PGA, trên bãi biển West Palm, Florida, 12/03/2012.



Một cậu bé tự kỷ đeo mặt nạ đồ chơi trong lúc vui chơi tại trung tâm tư vấn cho người mắc chứng tự kỷ ở Amman, Jordan, 30/03/2010.



Tượng Phật ngồi ở Hyodo được chiếu ánh sáng xanh trong ngày thế giới nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ, 02/04/2012, Kobe, Nhật Bản.



Jason Wilkie, một nhiếp ảnh gia và là cha của cậu bé trong tấm ảnh, nói rằng: “Tôi ước gì mình có thể biết được những suy nghĩ trong tâm trí con tôi. Tôi nghĩ rằng, sẽ rất là tuyệt với nếu nhìn thấy được những hình ảnh đang diễn ra trong đó”.


Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ âu yếm chú ngựa con trong buổi tập tại một câu lạc bộ ở Paris, Pháp, 08/11/2003.


Từ năm 1984, ông Curt Brown (đứng) đã trở thành cha nuôi của một vài thanh niên bị mắc chứng tự kỷ; ông sống cùng họ trong căn nhà của ông ở Gardiner, Maine, Mỹ. Năm nay ông đã bước sang tuổi 65, và phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trước, cũng như đối với 7 chàng trai sống cùng ông. Trong bức ảnh trên là một bữa ăn tối tại gia đình của ông Curt.


Sau khi hoàn tất những công việc lặt vặt của buổi tối, ông Curt có phút nghỉ tay, trong khi anh Graham Weston, người đến ở với Curt từ năm 1994, đứng ở vị trí mà theo thói quen anh vẫn đứng trong bếp. Curt nói rằng: “Có khá nhiều lý thuyết về việc mang lại những điều tốt đẹp nhất cho thanh niên mắc chứng tự kỷ, nhưng chúng tôi nhận ra rằng, một gia đình bền chắc mới là điều họ cần nhất”.


“Bố yêu con”, Curt nói với Aaron sau khi chuyển đồ đạc của cậu ta sang một căn nhà mới. Cùng với Aaron, 3 người khác cũng chuyển sang một căn nhà mới ở Rome, Maine. 3 người còn lại vẫn sống ở nhà của Curt nhưng giờ đây nó được quản lý bởi một cơ quan.


Anh Lee Calderwood (trái) và ông Curt Brown ôm nhau trong phòng khách ở nhà của Curt, tại Gardiner, Maine. Curt nói: “Thật là một cuộc sống tràn ngập tình yêu”.

LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLLANTIC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét