Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ảnh - Afghanistan - những bức ảnh chân dung của hi vọng

Nhiếp ảnh gia Martin Middlebrook đã trải qua 3 năm để trải nghiệm, ghi lại cuộc sống thật của người dân trên khắp đất nước Afghanistan, với dự án có tên là “Faces of Hope”.

Năm 2010, các tác phẩm trong “Faces of Hope” của Middlebrook đã được trưng bày ở Hội thảo quốc tế Kabul, và tại Bảo tàng nước Anh ở London năm 2011. Bộ ảnh này hoàn toàn là ảnh đen trắng, và nó thể hiện nhiều điều về đất nước, con người Afghanistan.

Các bạn hãy cùng xem và cảm nhận.



Một bé gái đang ngồi học trong lớp ở Herat. Nếu có một gương mặt nào đó thể hiện cho sự hy vọng vào tương lai, thì chắc chắn đó là của thế hệ các bé gái được giáo dục.




Một cậu bé đứng trước lối vào ngôi đền Herat, Afghanistan.



Một chủ cửa hàng ở Ka Farushi Bazzard, Kabul. Người ta nói Afghanistan là đất nước của những lái buôn, và nó được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết tại các khu chợ phiên trên đường phố ở những thành phố lớn. Họ chính là huyết mạch của nền kinh tế, họ thêm vào cuộc sống thường ngày sức mạnh và những thứ khác lạ mà không còn tồn tại ở những khu mua sắm sang trọng phương Tây.



Trẻ em chơi đùa trong một bể bơi cũ của Nga, được xây dựng bởi lính Soviet trên một ngọn đồi ở Kabul. Tại một nơi bị tàn phá bởi lực lượng Taliban, các đứa trẻ vui đùa dưới cái nắng nóng mùa hè trong bể bơi lỗ chỗ vết đạn – một sự gợi nhớ về những ngày đen tối. Hồ bơi này đã được chính phủ Afghanistan sửa chữa lại, một nỗ lực để xoá đi quá khứ đau buồn.



Được chụp vào năm 2010 ở Kabul, không gì có thể nói nhiều hơn về một đất nước bằng tấm ảnh này. Người Afganistan là những lái buôn, những người kinh doanh nhỏ, thợ rèn và nông dân. Cái cảm giác hạnh phúc trong tấm ảnh có thể khiến nhiều người nhầm lẫn về tình hình an ninh rối ren ở đất nước này.



Cụ già đứng bên đống củi – một hình ảnh thể hiện sự tàn phá của 30 năm chiến tranh tại Afghanistan.



Niềm vui vô tư của tuổi thơ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh này, trẻ em luôn tươi cười và ước mơ.



Một người đàn ông nhảy qua vũng nước trên đường ở Kabul. Một cú nhảy của hy vọng, một sự vui vẻ trong bước nhảy. Đây thực sự là hình ảnh của Afghanistan lúc này, đang ở bờ vực, và 2 năm tới là khoảng thời gian có tính quyết định.



Những gì còn sót sau cuộc nội chiến là cuộc sống của hàng triệu gia đình. Nhiều người vẫn sống trong các căn nhà đắp bằng bùn đổ nát, một chiếc bồn tắm dơ bẩn nơi những khát khao cho một cuộc sống tốt hơn phải được giữ vững.



Người Hazara là xương sống của nền kinh tế, họ là những người đánh xe ngựa, nhưng người xây dựng. Họ là những công nhân và những người nỗ lực, và họ luôn làm mọi công việc với nụ cười trên môi. Có 5 dân tộc chính ở Afghanistan, nhưng nếu có một công việc khó nhọc nào đó được hoàn thành, thì hầu hết được làm bởi người Hazara.



Gần như tất cả trẻ em ở Afghanistan hiện được học phổ thông, và ngày càng nhiều thanh niên được vào đại học. Giáo dục là cơ hội cho một cuộc sống tốt hơn và họ nắm lấy nó chính là vì vậy.



Anh em trong vòng tay nhau – theo cách tốt nhất có thể. Không ai có thể phủ nhận rằng người dân Afghanistan đang phải đối mặt với một tương lai phức tạp và u ám, tất nhiên vấn đề chính trị và an ninh là hết sức quan trọng – nhưng mà phần lớn cho số 30 triệu người dân Afghanistan đều là những người hết sức bình thường, là những gia đình hạnh phúc và những cộng đồng mong muốn hoà bình quay trở lại.



Một người công nhân ở Afghanistan. Ông này ngồi với những đồng nghiệp cả ngày, để làm ra các nồi kim loại phục vụ việc nấu ăn.



Sự bay nhảy của tuổi thơ, sự ngây thơ của những tâm hồn trong sáng, sự hy vọng không bao giờ tắt của một thế hệ.



Những nỗ lực tái thiết cuộc sống vẫn diễn ra hối hả, bất chấp những vấn đề bất ổn về an ninh.



Tương lai nào, cơ hội nào cho thế hệ những bé gái ở Afghanistan.



Những người làm nghề thổi thuỷ tinh ở Herat, một nghề thủ công cũ kỹ tại nhiều khu vực trong đất nước.



Trẻ em chính là tương lai của Afghanistan, nhưng phải có những kế hoạch dài hạn để nuôi dưỡng những đứa trẻ này.



Khiêu vũ trong cơn bão cát dưới cái nắng mùa hè.



Afghanistan là một nơi có môi trường sống khắc nghiệt và lịch sử phức tạp, và điều đó hằn rõ lên gương mặt con người nơi đây.



Những bức ảnh như thế này ngày càng hiếm, vì rất nhiều công trình đã được xây dựng lại, nhưng ở nhiều góc đường, bạn vẫn có thể tìm thấy được các vết tích của chiến tranh. Nó gợi nhớ cho các bạn về quá khứ, và cảnh báo về tương lai.



Dưới thời Taliban, các bé gái không được đi học, nhưng trong hơn 11 năm qua điều này đã thay đổi.



Các lớp học ở Afghanistan vẫn còn rất khó khăn, chính phủ cần phải cải thiện chất lượng giáo dục.



Một cậu bé áp mặt vào cửa kính xe ô tô ở Afghanistan. Một phần ba người dân Afghanistan đang sống trong cảnh nghèo khó. Cứ sáu đứa trẻ thì có một em qua đời trước khi đón sinh nhật lần thứ năm, và tuổi thọ trung bình chỉ là 44. Nhưng con người ở đây vẫn luôn giữ cho mình một niềm hy vọng vào tương lai.



Kabul đã bị tàn phá nặng nề dưới thời nội chiến, nhưng giờ đây nó đang được tái thiết trở lại.



Những cảm giác xưa cũ khó có thể xua đi. Một chiếc trực thăng Soviet cũ sử dụng bởi quân đội Afghanistan bay ngay trên đầu, một số đứa trẻ bỏ chạy, một số thì ném đá.



Afghanistan có lịch sử văn hoá 5000 năm, và người dân nơi đây cần một tương lai hoà bình, tương sáng để phát huy nó.



Một vấn nạn ở Afghanistan chính là sự ngược đãi đối với phụ nữ. Hãy chấm dứt điều đó!

LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLANTIC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét