Dân số thế giới đã vượt mức 7 tỷ người, mang đến những thách thức đã được dự báo trước. Có những nơi hết sức chật chội với mật độ dân số cao, tuy nhiên cũng có những chỗ rất thưa thớt.
Những hình ảnh dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hết sức về vấn đề dân số trên thế giới.
Dòng xe mô tô đông đúc dừng lại tại một giao lộ ở Đài Bắc trong giờ cao điểm vào năm 2009. Thủ đô của Đài Loan vốn nổi tiếng với tình trạng kẹt xe, ngay cả khi rất nhiều người chọn xe mô tô thay vì ô tô. Các nhà phân tích của LHQ cảnh báo rằng dân số tăng sẽ khiến không khí ô nhiễm, rừng bị tàn phá và biến đổi khí hậu.
Một ngày hè nóng nực ở Suining, Trung Quốc kéo hàng trăm người đến bể bơi. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người.
Người dân Ấn Độ tập trung lấy nước tại một cái giếng lớn ở làng Natwarghad, phía Tây bang Gujarat năm 2003. Mặc dù tỉ lệ tăng dân số là khá thấp trong vòng 1/4 thập kỷ vừa qua, nhưng Ấn Độ vẫn là nước đông dân thứ 2 thế giới với 1,19 tỷ người, tỉ lệ sinh/chết là 3/1.
Mặt tiền của một chung cư ở Thượng Hải, một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc. Thành phố này hiện có 23 triệu dân, tương đương với tổng số dân của 8 thành phố lớn nhất của Mỹ cộng lại.
Xe hơi chạy trên một con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong, tháng trước. Mong Kok là nơi có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới với 130.000 người trên một kilomet vuông.
Dòng người đông đúc trên các con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong.
Một cụ bà đẩy chiếc xe chở giấy để tái chế trên một con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong. Dân số tăng cao sẽ khiến nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, LHQ cho biết.
Một cụ già ngồi ăn xin ở lối vào ga tàu điện ngầm Mong Kok, Hong Kong. Khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đang ngày càng nới rộng ra.
Ulan Bator là thủ đô của Mông Cổ, đất nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Đất nước này có 2,7 triệu người dân sống trên vùng lãnh thổ rộng gấp 3 lần nước Pháp. 2/5 diện tích vùng đất nông thôn của Mông Cổ là các thảo nguyên đầy gió.
Ba cô gái trẻ bước đi trên một con phố ở Ulan Bator, thủ đô của Mông Cổ.
Ba người tụ họp bên ngoài một cửa hàng ở Ulan Bator hồi tháng trước. Theo số liệu điều tra từ Trung tâm dân số quốc gia Mông Cổ, hàng năm có khoảng 35.000 người di cư đến Ulan Bator từ các vùng nông thôn.
Các cậu bé trẻ tuổi người Mông Cổ đi dạo ở Ulan Bator. Thành phố này có khoảng 1 triệu dân, chiếm hơn 1/3 dân số cả nước.
Bà Javzanpagma, 71 tuổi đứng nói chuyện điện thoại trong lúc chồng bà đang sửa lại chiếc đèn xách ở Shivert, phía Đông Nam Ulan Bator, vào tháng trước. Ngoài việc là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới, Mông Cổ còn được biết đến vì sự giàu có về tài nguyên khoáng sản như đồng, vàng và than đá.
Yurt, một ngôi nhà điển hình của người Mông Cổ sống ở các vùng thảo nguyên. Nền kinh tế của Mông Cổ chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn thả gia súc. Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu để mắt đến đất nước này vì nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Bé Jugderdem, 2 tuổi, đứng trước cửa tại một ngôi nhà truyền thống của người Mông Cổ ở Shivert, cách thủ đô Ulan Bator khoảng 224km về phía Đông Nam.
Ông Javzansuren chăn bầy cừu của ông ở Shivert. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Mông Cổ.
Đảo Out Skerries, nằm giữa Na Uy và Scotland, được biết đến với số dân khiêm tốn 65 người và là nơi sinh sống của nhiều loài chim.
Alice Athur là một lính cứu hỏa ở Out Skerries.
Owen Anderson, 12 tuổi, học đánh guitar tại một ngôi trường trên đảo Out Skerries vào tháng 09 vừa qua. Owen là 1 trong 7 đứa trẻ sinh sống trên đảo và là học sinh của ngôi trường nhỏ nhất ở Vương quốc Anh.
Aaron Anderson, 6 tuổi, vui chơi ở ngôi trường trên đảo Out Skerries. Dân cư trên đảo đang nỗ lực ngăn cản việc đóng cửa lớp học cấp trung học duy nhất ở đây.
Hai ly sữa được đặt trên chiếc khay có ảnh của tất cả 7 học sinh trong ngôi trường duy nhất ở đảo Out Skerries.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / BOSTON.COM
Những hình ảnh dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hết sức về vấn đề dân số trên thế giới.
Dòng xe mô tô đông đúc dừng lại tại một giao lộ ở Đài Bắc trong giờ cao điểm vào năm 2009. Thủ đô của Đài Loan vốn nổi tiếng với tình trạng kẹt xe, ngay cả khi rất nhiều người chọn xe mô tô thay vì ô tô. Các nhà phân tích của LHQ cảnh báo rằng dân số tăng sẽ khiến không khí ô nhiễm, rừng bị tàn phá và biến đổi khí hậu.
Một ngày hè nóng nực ở Suining, Trung Quốc kéo hàng trăm người đến bể bơi. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người.
Người dân Ấn Độ tập trung lấy nước tại một cái giếng lớn ở làng Natwarghad, phía Tây bang Gujarat năm 2003. Mặc dù tỉ lệ tăng dân số là khá thấp trong vòng 1/4 thập kỷ vừa qua, nhưng Ấn Độ vẫn là nước đông dân thứ 2 thế giới với 1,19 tỷ người, tỉ lệ sinh/chết là 3/1.
Mặt tiền của một chung cư ở Thượng Hải, một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc. Thành phố này hiện có 23 triệu dân, tương đương với tổng số dân của 8 thành phố lớn nhất của Mỹ cộng lại.
Xe hơi chạy trên một con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong, tháng trước. Mong Kok là nơi có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới với 130.000 người trên một kilomet vuông.
Dòng người đông đúc trên các con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong.
Một cụ bà đẩy chiếc xe chở giấy để tái chế trên một con phố ở quận Mong Kok, Hong Kong. Dân số tăng cao sẽ khiến nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, LHQ cho biết.
Một cụ già ngồi ăn xin ở lối vào ga tàu điện ngầm Mong Kok, Hong Kong. Khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đang ngày càng nới rộng ra.
Ulan Bator là thủ đô của Mông Cổ, đất nước có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Đất nước này có 2,7 triệu người dân sống trên vùng lãnh thổ rộng gấp 3 lần nước Pháp. 2/5 diện tích vùng đất nông thôn của Mông Cổ là các thảo nguyên đầy gió.
Ba cô gái trẻ bước đi trên một con phố ở Ulan Bator, thủ đô của Mông Cổ.
Ba người tụ họp bên ngoài một cửa hàng ở Ulan Bator hồi tháng trước. Theo số liệu điều tra từ Trung tâm dân số quốc gia Mông Cổ, hàng năm có khoảng 35.000 người di cư đến Ulan Bator từ các vùng nông thôn.
Các cậu bé trẻ tuổi người Mông Cổ đi dạo ở Ulan Bator. Thành phố này có khoảng 1 triệu dân, chiếm hơn 1/3 dân số cả nước.
Bà Javzanpagma, 71 tuổi đứng nói chuyện điện thoại trong lúc chồng bà đang sửa lại chiếc đèn xách ở Shivert, phía Đông Nam Ulan Bator, vào tháng trước. Ngoài việc là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới, Mông Cổ còn được biết đến vì sự giàu có về tài nguyên khoáng sản như đồng, vàng và than đá.
Yurt, một ngôi nhà điển hình của người Mông Cổ sống ở các vùng thảo nguyên. Nền kinh tế của Mông Cổ chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn thả gia súc. Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu để mắt đến đất nước này vì nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Bé Jugderdem, 2 tuổi, đứng trước cửa tại một ngôi nhà truyền thống của người Mông Cổ ở Shivert, cách thủ đô Ulan Bator khoảng 224km về phía Đông Nam.
Ông Javzansuren chăn bầy cừu của ông ở Shivert. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Mông Cổ.
Đảo Out Skerries, nằm giữa Na Uy và Scotland, được biết đến với số dân khiêm tốn 65 người và là nơi sinh sống của nhiều loài chim.
Alice Athur là một lính cứu hỏa ở Out Skerries.
Owen Anderson, 12 tuổi, học đánh guitar tại một ngôi trường trên đảo Out Skerries vào tháng 09 vừa qua. Owen là 1 trong 7 đứa trẻ sinh sống trên đảo và là học sinh của ngôi trường nhỏ nhất ở Vương quốc Anh.
Aaron Anderson, 6 tuổi, vui chơi ở ngôi trường trên đảo Out Skerries. Dân cư trên đảo đang nỗ lực ngăn cản việc đóng cửa lớp học cấp trung học duy nhất ở đây.
Hai ly sữa được đặt trên chiếc khay có ảnh của tất cả 7 học sinh trong ngôi trường duy nhất ở đảo Out Skerries.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / BOSTON.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét