Nằm trên vùng núi cao của sa mạc Atacama, Chile, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (European Southern Observatory – ESO) đã xây dựng một số hệ thống kính thiên văn và đài thiên văn. Sa mạc Atacama là một nơi lý tưởng cho các hoạt động quan sát thiên văn từ mặt đất vì nó nằm cách xa thành phố và rất cao so với mặt nước biển, cùng hơn 350 ngày không có mây. ESO là một tổ chức nghiên cứu đa chính phủ với 15 thành viên, thành lập từ năm 1962. Tổ chức này bắt đầu các dự án quan sát thiên văn ở Nam bán cầu từ năm 1966 và tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay. Các đài thiên văn của ESO gồm có La Silla, nơi có kính thiên văn New Technology Telescope (NTT); Paranal, với kính thiên văn Very Large Telescope (VLT); và Llano de Chajnantor với kính thiên văn APEX submillimeter và Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA). Hiện tại ESO đang xây dựng một kính thiên văn cực lớn là European Extremely Large Telescope (E-ELT) với đường kính 40m và sẽ hoàn thành vào cuối năm nay tại Cerro Armazones. Bộ ảnh sau đây sẽ cho chúng ta biết chút ít về các đài thiên văn của ESO ở Nam bán cầu cùng một số hình ảnh về vũ trụ đã thu được trong vài năm qua.
Khi mặt trăng tròn mọc lên, mặt trời sẽ nằm ở phía đối diện theo đường chân trời. Kính thiên văn Very Large (VLT) của ESO đã “nhắm mắt lại” sau một đêm dài quan sát; các nhà vận hành kính thiên văn và những nhà thiên văn học sẽ đi ngủ, trong khi nhân viên kỹ thuật và các nhà thiên văn học làm việc ban ngày sẽ thức dậy để bắt đầu ngày làm việc mới. Công việc gần như sẽ không dừng lại tại hầu hết các đài quan sát thiên văn đang hoạt động trên thế giới. Thành viên của ESO là Gordon Gillet chào mừng ngày mới bằng cách chụp tấm ảnh này ở khoảng cách 14km, trên đường đến ngọn núi Cerro Armazones.
Khung cảnh cao nguyên Chajnantor nơi có hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới mang tên ALMA (Atacama Large Millimeter/sub-millimeter Array- tạm dịch: Hệ thống đo đạc lớn phổ miilimet và ngắn hơn). Đây là một trong những chương trình khoa học tầm cỡ thế giới và là kết quả của sự hợp tác của nhiều quốc gia bao gồm Liên minh Châu Âu, Mỹ, Candana, Nhật Bản, Đài Loan, cùng nước sở tại Chile. Chỉ tính riêng kinh phí xây dựng và phần cứng của hệ thống đã lên tới hàng tỷ USD. Mục đích của dự án này là nhằm khám phá những vùng xa xôi nhất trong không gian mà con người chưa thể vươn tới, qua đó đưa ra một lời giải thích cho sự hình thành vũ trụ bí ẩn của chúng ta.
Một tia laser bắn ra từ kính thiên văn (VLT) rực sáng trong bầu trời đêm Chile, nhiệm vụ của nó giúp các nhà thiên văn học khám phá những nơi xa xôi trong vũ trụ.
Bức ảnh ghép màu của tinh vân Helix (NGC 7293) được tạo nên từ các bức ảnh chụp bởi hệ thống Wide Field Imager (WFI), một camera thiên văn gắn vào kính thiên văn Max-Planck Society/ESO rộng 2,2m tại đài quan sát La Silla ở Chile. Phần màu xanh dương ở giữa của tinh vân Helix là do các phân tử oxy phát sáng dưới tác động của các bức xạ cực tím cường độ lớn ở tâm ngôi sao nóng 120.000 độ C cộng với khí nóng.
Được hình thành từ hàng tỉ năm trước nhưng hiện tại vẫn đang phát sáng, quần tinh cầu NGC 2257 nằm ở bên ngoài Đám mây Magellan lớn (Large Magellanic Cloud – LMC), một thiên hà vệ tinh của ngân hà Milky Way.
Các chảo ăng ten của hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới ALMA đặt ở cao nguyên Chajnantor. Bầu trời đêm trong veo giải thích vì sao Chile không chỉ là nơi các nhà khoa học chọn đặt ALMA, mà còn vài đài quan sát thiên văn khác. Ở tiền cảnh là một ăng ten ALMA đường kính 12m đang làm việc, nó sẽ đóng vai trò như những kính thiên văn khổng lồ.
ALMA Correlator (máy tương quan ALMA), một trong những siêu máy tính mạnh nhất thế giới được lắp đặt hoàn tất trên dãy núi Andes, miền Bắc Chile. Siêu máy tính này có hơn 134 triệu vi xử lý, tốc độ đạt 17 triệu tỷ phép tính/giây.
Các nhà khoa học làm việc tại trạm kiểm soát tín hiệu radio thiên văn thuộc dự án ALMA, ở cao nguyên Chajnantor, sa mạc Atacama, Chile, 01/10/2011.
Một trong những thiên hà xoắn ốc nổi tiếng nhất đó là Messier 104, hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “Sombrero” (loại mũ phớt vành to) vì hình dáng đặc biệt của nó. Nó nằm về hướng chòm sao Virgo (Xử nữ), ở khoảng cách 30 triệu năm ánh sáng.
Ảnh ghép màu của tinh vân Horsehead (Đầu ngựa) và khu vực xung quanh nó. Bức ảnh này được ghép từ 3 ảnh khác nhau chụp bởi hệ thống FORS2 của kính thiên văn KUEYEN đường kính 8,2m ở Paranal, 01/02/2000.
Ảnh chụp bằng hệ thống kính thiên văn khảo sát VLT Surver Telescope (VST) cho thấy sự tương tác giữa các thiên hà thuộc cụm thiên hà trẻ Hercules.
Nơi ở dành cho các nhà thiên văn học của European Southern Observatory (Đài thiên văn ở Nam bán cầu của châu Âu) tại Đài thiên văn Cerro Paranal, ảnh chụp ngày 15/09/2008. Khu nhà này được xây thấp bên dưới mặt đất để giảm tối thiểu những tác động của môi trường và tránh các nguồn ánh sáng nhân tạo làm “ô nhiễm” bầu trời đêm. Đây cũng là một trong những nơi đã được dùng để quay bộ phim James Bond “Quantum of Solace” vào năm 2008.
Hồ bơi bên trong khu nhà ở dành cho các nhà thiên văn học của ESO tại Đài thiên văn Cerro Paranal, ảnh chụp 15/09/2008.
Ảnh chụp Hệ thống kính thiên văn ALMA trong quá trình xây dựng. Hệ thống ALMA gồm có 66 ăng ten, trong đó có một hàng chính bao gồm 50 ăng ten đường kính 12m, có thể trải dài trên khoảng cách từ 150m đến 16km. Bên cạnh dãy chính, còn có một dãy nhỏ, với 4 ăng ten 12m và 12 ăng ten 7m. Bằng cách sử dụng kỹ thuật giao thoa, ALMA sẽ trở thành một kính thiên văn khổng lồ, cho phép các nhà thiên văn học quan sát vũ trụ với độ nhạy và độ phân giải lớn chưa từng có.
Hoàng tử Tây Ban Nha Felipe và Vợ là công chúa Letizia đến thăm Đài thiên văn Paranal của ESO ở Cerro Paranal, 24/11/2011.
Máy quang phổ KMOS đang được kiểm tra tại trung tâm thiên văn UK ở Edinburg, trước khi nó được chuyển sang Chile để trở thành một thiết bị trong Kính thiên văn Very Large (VLT). Trong ảnh có thể thấy 24 cánh tay robot.
Phần đuôi của sao chổi McNaught tạo nên một hình ảnh đặc biệt trên hệ thống kính thiên văn VLT, 01/2007.
Các ăng ten thiên văn vô tuyến của dự án ALMA, trên cao nguyên Chajnantor, 01/10/2011.
Tấm gương phản chiếu lớn đường kính 8,2m của kính thiên văn Antu, thuộc hệ thống kính thiên văn Very Large của ESO được vệ sinh với bọt CO2. Các bọt khí CO2 nhỏ có nhiệt độ âm 80 độ C, khi chúng chạm vào mặt kính, vốn được giữ ở nhiệt độ phòng, sẽ tạo nên các vụ nổ rất nhỏ để tách bụi ra khỏi bề mặt kính. Bụi sau đó sẽ bay đi, và mặt kính sẽ trở nên sạch sẽ.
Ảnh ghép màu của thiên hà Centaurus A cho thấy các búp bức xạ và luồng phun phát ra từ lỗ đen ở trung tâm của thiên hà này. Centaurus A (còn gọi là Bán Nhân Mã A hay NGC 5128) là thiên hà thấu kính cách Trái Đất khoảng 11 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Centaurus. Nó là một trong những thiên hà radio gần Trái Đất nhất, và nhân hoạt động của nó đã được các nhà thiên văn nghiên cứu kỹ lưỡng. Thiên hà này cũng là một thiên thể sáng thứ 5 trên bầu trời, khiến nó là một đối tượng lý tưởng của thiên văn nghiệp dư, mặc dù chỉ có thể nhìn thấy từ bán cầu bắc ở vĩ độ thấp và bán cầu nam.
Các Đài thiên văn dùng hệ thống ALMA đã phát hiện ra một cấu trúc xoắn ở vùng vật chất quan ngôi sao già R Sculptoris. Việc quan sát được sao kềnh đỏ R Sculptoris có ý nghĩa quan trọng với các nhà thiên văn vì lần đầu tiên họ nhìn thấy một ngôi sao đang ở giai đoạn tuổi già có các quầng khí bao quanh dạng hình xoắn ốc, trong khi quầng khí mà các ngôi sao khác bức xạ ra có dạng hình cầu. Lý giải nguyên nhân gây ra sự biến dạng cấu trúc vùng khí, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng hấp dẫn khi nó tương tác với một ngôi sao quay quanh R Sculptoris. Như vậy, R Sculptoris chỉ là một sao trong hệ sao đôi giống như nhiều cặp sao khác từng được phát hiện.
Bức ảnh ghép màu những vùng thấy được và cận hồng ngoại của tinh vân tối Barnard 68. Bức ảnh này thu được bởi kính thiên văn VLT ANTU đường kính 8,2m và thiết bị đa chế độ FORS1 vào tháng 03/1999.
Sa mạc Atacama cằn cỗi ở miền Bắc Chile, nơi lý tưởng cho các đài thiên văn.
Trên dãy núi Andes, Chile, cao 5.000m so với mặt nước biển, một trong những chiếc xe vận chuyển ăng ten khổng lồ của hệ thống kính thiên văn ALMA dừng lại giữa một cảnh tượng không ngờ - một lớp tuyết trắng mỏng phủ lên cao nguyên Chajnantor, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới.
Các vệt sao trên kính thiên văn đường kính 3,6m của ESO, nơi chứa HARPS, kính thiên văn có độ chính xác cao và là một trong những thiết bị phục vụ việc tìm kiếm hành tinh mới đầu tiên của thế giới.
Hình ảnh khu vực hình thành sau 30 Doradus, hay còn gọi là tinh vân Tarantula. Ở lõi của nó tồn tại cụm sao đặc R136 (đường kính xấp xỉ 35 năm ánh sáng) cung cấp phần lớn năng lượng khiến tinh vân có thể được nhìn thấy. Khối lượngh ước tính của cụm sao này gấp 450,000 khối lượng mặt trời, cho thấy rằng chúng có khả năng sẽ trở thành cụm sao hình cầu trong tương lai. Bức ảnh hồng ngoại này được tạo ra bởi kính thiên văn khảo sát VISTA của ESO.
Thiên hà xoắn ốc NGC 1365 là một hòn đảo kì vĩ giữa vũ trụ bao la, rộng 200,000 năm ánh sáng và nằm cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Thiên Lô (Fornax), NGC 1365 chiếm vị trí chủ đạo trong cụm thiên hà Fornax. Bức ảnh này được tạo ra bằng việc kết hợp các quan sát được thực hiện qua 3 bộ lọc khác nhau với kính thiên văn Danish đường kính 1,5m tại ESO, ở Chile, 22/09/2010.
Công việc lắp ráp đang được tiến hành trên một trong những kính thiên văn vô tuyến đường kính 12m của ESO ở sa mạc Atacama, Chile.
Ngay khi mặt trời bắt đầu lặn trên sa mạc Atacama của Chile, kính thiên văn VLT của ESO lập tức thu thập những tia sáng từ xa trong vũ trụ. Nhiều quang tử thu được đã di chuyển quan hàng tỉ năm trong không gian trước khi đến với tấm gương phản chiếu của kính thiên văn.
Hình ảnh thiên thể Messier 78 thu được bằng cách sử dụng camera Wide Field Imager trên kính thiên văn MPG/ESO đường kính 2,2m tại Đài thiên văn La Silla, Chile.
Bức ảnh này cho thấy một tinh vân tối nơi các vì sao mới đang hình thành cùng với một cụm sao. Tinh vân tối này có tên Lupus 3 và nó nằm cách trái đất khoảng 600 năm ánh sáng trong chòm sao Scorpius.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy sa mạc Atacama tuyệt đẹp quanh đài thiên văn ESO Paranal, nơi có những hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới đang ngày đêm hoạt động để các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về vũ trụ.
Nguồn: The Atlantic
Khi mặt trăng tròn mọc lên, mặt trời sẽ nằm ở phía đối diện theo đường chân trời. Kính thiên văn Very Large (VLT) của ESO đã “nhắm mắt lại” sau một đêm dài quan sát; các nhà vận hành kính thiên văn và những nhà thiên văn học sẽ đi ngủ, trong khi nhân viên kỹ thuật và các nhà thiên văn học làm việc ban ngày sẽ thức dậy để bắt đầu ngày làm việc mới. Công việc gần như sẽ không dừng lại tại hầu hết các đài quan sát thiên văn đang hoạt động trên thế giới. Thành viên của ESO là Gordon Gillet chào mừng ngày mới bằng cách chụp tấm ảnh này ở khoảng cách 14km, trên đường đến ngọn núi Cerro Armazones.
Khung cảnh cao nguyên Chajnantor nơi có hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới mang tên ALMA (Atacama Large Millimeter/sub-millimeter Array- tạm dịch: Hệ thống đo đạc lớn phổ miilimet và ngắn hơn). Đây là một trong những chương trình khoa học tầm cỡ thế giới và là kết quả của sự hợp tác của nhiều quốc gia bao gồm Liên minh Châu Âu, Mỹ, Candana, Nhật Bản, Đài Loan, cùng nước sở tại Chile. Chỉ tính riêng kinh phí xây dựng và phần cứng của hệ thống đã lên tới hàng tỷ USD. Mục đích của dự án này là nhằm khám phá những vùng xa xôi nhất trong không gian mà con người chưa thể vươn tới, qua đó đưa ra một lời giải thích cho sự hình thành vũ trụ bí ẩn của chúng ta.
Một tia laser bắn ra từ kính thiên văn (VLT) rực sáng trong bầu trời đêm Chile, nhiệm vụ của nó giúp các nhà thiên văn học khám phá những nơi xa xôi trong vũ trụ.
Bức ảnh ghép màu của tinh vân Helix (NGC 7293) được tạo nên từ các bức ảnh chụp bởi hệ thống Wide Field Imager (WFI), một camera thiên văn gắn vào kính thiên văn Max-Planck Society/ESO rộng 2,2m tại đài quan sát La Silla ở Chile. Phần màu xanh dương ở giữa của tinh vân Helix là do các phân tử oxy phát sáng dưới tác động của các bức xạ cực tím cường độ lớn ở tâm ngôi sao nóng 120.000 độ C cộng với khí nóng.
Được hình thành từ hàng tỉ năm trước nhưng hiện tại vẫn đang phát sáng, quần tinh cầu NGC 2257 nằm ở bên ngoài Đám mây Magellan lớn (Large Magellanic Cloud – LMC), một thiên hà vệ tinh của ngân hà Milky Way.
Các chảo ăng ten của hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới ALMA đặt ở cao nguyên Chajnantor. Bầu trời đêm trong veo giải thích vì sao Chile không chỉ là nơi các nhà khoa học chọn đặt ALMA, mà còn vài đài quan sát thiên văn khác. Ở tiền cảnh là một ăng ten ALMA đường kính 12m đang làm việc, nó sẽ đóng vai trò như những kính thiên văn khổng lồ.
ALMA Correlator (máy tương quan ALMA), một trong những siêu máy tính mạnh nhất thế giới được lắp đặt hoàn tất trên dãy núi Andes, miền Bắc Chile. Siêu máy tính này có hơn 134 triệu vi xử lý, tốc độ đạt 17 triệu tỷ phép tính/giây.
Các nhà khoa học làm việc tại trạm kiểm soát tín hiệu radio thiên văn thuộc dự án ALMA, ở cao nguyên Chajnantor, sa mạc Atacama, Chile, 01/10/2011.
Một trong những thiên hà xoắn ốc nổi tiếng nhất đó là Messier 104, hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “Sombrero” (loại mũ phớt vành to) vì hình dáng đặc biệt của nó. Nó nằm về hướng chòm sao Virgo (Xử nữ), ở khoảng cách 30 triệu năm ánh sáng.
Ảnh ghép màu của tinh vân Horsehead (Đầu ngựa) và khu vực xung quanh nó. Bức ảnh này được ghép từ 3 ảnh khác nhau chụp bởi hệ thống FORS2 của kính thiên văn KUEYEN đường kính 8,2m ở Paranal, 01/02/2000.
Ảnh chụp bằng hệ thống kính thiên văn khảo sát VLT Surver Telescope (VST) cho thấy sự tương tác giữa các thiên hà thuộc cụm thiên hà trẻ Hercules.
Nơi ở dành cho các nhà thiên văn học của European Southern Observatory (Đài thiên văn ở Nam bán cầu của châu Âu) tại Đài thiên văn Cerro Paranal, ảnh chụp ngày 15/09/2008. Khu nhà này được xây thấp bên dưới mặt đất để giảm tối thiểu những tác động của môi trường và tránh các nguồn ánh sáng nhân tạo làm “ô nhiễm” bầu trời đêm. Đây cũng là một trong những nơi đã được dùng để quay bộ phim James Bond “Quantum of Solace” vào năm 2008.
Hồ bơi bên trong khu nhà ở dành cho các nhà thiên văn học của ESO tại Đài thiên văn Cerro Paranal, ảnh chụp 15/09/2008.
Ảnh chụp Hệ thống kính thiên văn ALMA trong quá trình xây dựng. Hệ thống ALMA gồm có 66 ăng ten, trong đó có một hàng chính bao gồm 50 ăng ten đường kính 12m, có thể trải dài trên khoảng cách từ 150m đến 16km. Bên cạnh dãy chính, còn có một dãy nhỏ, với 4 ăng ten 12m và 12 ăng ten 7m. Bằng cách sử dụng kỹ thuật giao thoa, ALMA sẽ trở thành một kính thiên văn khổng lồ, cho phép các nhà thiên văn học quan sát vũ trụ với độ nhạy và độ phân giải lớn chưa từng có.
Hoàng tử Tây Ban Nha Felipe và Vợ là công chúa Letizia đến thăm Đài thiên văn Paranal của ESO ở Cerro Paranal, 24/11/2011.
Máy quang phổ KMOS đang được kiểm tra tại trung tâm thiên văn UK ở Edinburg, trước khi nó được chuyển sang Chile để trở thành một thiết bị trong Kính thiên văn Very Large (VLT). Trong ảnh có thể thấy 24 cánh tay robot.
Phần đuôi của sao chổi McNaught tạo nên một hình ảnh đặc biệt trên hệ thống kính thiên văn VLT, 01/2007.
Các ăng ten thiên văn vô tuyến của dự án ALMA, trên cao nguyên Chajnantor, 01/10/2011.
Tấm gương phản chiếu lớn đường kính 8,2m của kính thiên văn Antu, thuộc hệ thống kính thiên văn Very Large của ESO được vệ sinh với bọt CO2. Các bọt khí CO2 nhỏ có nhiệt độ âm 80 độ C, khi chúng chạm vào mặt kính, vốn được giữ ở nhiệt độ phòng, sẽ tạo nên các vụ nổ rất nhỏ để tách bụi ra khỏi bề mặt kính. Bụi sau đó sẽ bay đi, và mặt kính sẽ trở nên sạch sẽ.
Ảnh ghép màu của thiên hà Centaurus A cho thấy các búp bức xạ và luồng phun phát ra từ lỗ đen ở trung tâm của thiên hà này. Centaurus A (còn gọi là Bán Nhân Mã A hay NGC 5128) là thiên hà thấu kính cách Trái Đất khoảng 11 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Centaurus. Nó là một trong những thiên hà radio gần Trái Đất nhất, và nhân hoạt động của nó đã được các nhà thiên văn nghiên cứu kỹ lưỡng. Thiên hà này cũng là một thiên thể sáng thứ 5 trên bầu trời, khiến nó là một đối tượng lý tưởng của thiên văn nghiệp dư, mặc dù chỉ có thể nhìn thấy từ bán cầu bắc ở vĩ độ thấp và bán cầu nam.
Các Đài thiên văn dùng hệ thống ALMA đã phát hiện ra một cấu trúc xoắn ở vùng vật chất quan ngôi sao già R Sculptoris. Việc quan sát được sao kềnh đỏ R Sculptoris có ý nghĩa quan trọng với các nhà thiên văn vì lần đầu tiên họ nhìn thấy một ngôi sao đang ở giai đoạn tuổi già có các quầng khí bao quanh dạng hình xoắn ốc, trong khi quầng khí mà các ngôi sao khác bức xạ ra có dạng hình cầu. Lý giải nguyên nhân gây ra sự biến dạng cấu trúc vùng khí, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng hấp dẫn khi nó tương tác với một ngôi sao quay quanh R Sculptoris. Như vậy, R Sculptoris chỉ là một sao trong hệ sao đôi giống như nhiều cặp sao khác từng được phát hiện.
Bức ảnh ghép màu những vùng thấy được và cận hồng ngoại của tinh vân tối Barnard 68. Bức ảnh này thu được bởi kính thiên văn VLT ANTU đường kính 8,2m và thiết bị đa chế độ FORS1 vào tháng 03/1999.
Sa mạc Atacama cằn cỗi ở miền Bắc Chile, nơi lý tưởng cho các đài thiên văn.
Trên dãy núi Andes, Chile, cao 5.000m so với mặt nước biển, một trong những chiếc xe vận chuyển ăng ten khổng lồ của hệ thống kính thiên văn ALMA dừng lại giữa một cảnh tượng không ngờ - một lớp tuyết trắng mỏng phủ lên cao nguyên Chajnantor, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới.
Các vệt sao trên kính thiên văn đường kính 3,6m của ESO, nơi chứa HARPS, kính thiên văn có độ chính xác cao và là một trong những thiết bị phục vụ việc tìm kiếm hành tinh mới đầu tiên của thế giới.
Hình ảnh khu vực hình thành sau 30 Doradus, hay còn gọi là tinh vân Tarantula. Ở lõi của nó tồn tại cụm sao đặc R136 (đường kính xấp xỉ 35 năm ánh sáng) cung cấp phần lớn năng lượng khiến tinh vân có thể được nhìn thấy. Khối lượngh ước tính của cụm sao này gấp 450,000 khối lượng mặt trời, cho thấy rằng chúng có khả năng sẽ trở thành cụm sao hình cầu trong tương lai. Bức ảnh hồng ngoại này được tạo ra bởi kính thiên văn khảo sát VISTA của ESO.
Thiên hà xoắn ốc NGC 1365 là một hòn đảo kì vĩ giữa vũ trụ bao la, rộng 200,000 năm ánh sáng và nằm cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Thiên Lô (Fornax), NGC 1365 chiếm vị trí chủ đạo trong cụm thiên hà Fornax. Bức ảnh này được tạo ra bằng việc kết hợp các quan sát được thực hiện qua 3 bộ lọc khác nhau với kính thiên văn Danish đường kính 1,5m tại ESO, ở Chile, 22/09/2010.
Công việc lắp ráp đang được tiến hành trên một trong những kính thiên văn vô tuyến đường kính 12m của ESO ở sa mạc Atacama, Chile.
Ngay khi mặt trời bắt đầu lặn trên sa mạc Atacama của Chile, kính thiên văn VLT của ESO lập tức thu thập những tia sáng từ xa trong vũ trụ. Nhiều quang tử thu được đã di chuyển quan hàng tỉ năm trong không gian trước khi đến với tấm gương phản chiếu của kính thiên văn.
Hình ảnh thiên thể Messier 78 thu được bằng cách sử dụng camera Wide Field Imager trên kính thiên văn MPG/ESO đường kính 2,2m tại Đài thiên văn La Silla, Chile.
Bức ảnh này cho thấy một tinh vân tối nơi các vì sao mới đang hình thành cùng với một cụm sao. Tinh vân tối này có tên Lupus 3 và nó nằm cách trái đất khoảng 600 năm ánh sáng trong chòm sao Scorpius.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy sa mạc Atacama tuyệt đẹp quanh đài thiên văn ESO Paranal, nơi có những hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới đang ngày đêm hoạt động để các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về vũ trụ.
Nguồn: The Atlantic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét