Trong hoàn cảnh chiến tranh, người Việt đã thổi hồn vào những thứ là hiện thân của chết chóc như đạn bom, mảnh xác máy bay... một cách tài tình. Đó là minh chứng cho sự sáng tạo và khát vọng sống của người Việt Nam trong bối cảnh tang thương của chiến tranh.
Những hình ảnh dưới đây được ghi lại từ triển lãm mang tên "Tôi kể chuyện này" do báo Hà Nội Mới tổ chức.
Thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra.
Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời kỳ bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.
Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong chiến tranh chống Mỹ và thời bao cấp.
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Đèn ngủ làm từ vỏ đạn pháo.
Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Nhiều gia đình, thợ sửa chữa xe máy dùng thùng đựng đạn 12,7mm của Mỹ làm thùng đựng dụng cụ.
Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.
Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.
Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.
Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.
Vỏ phích nước làm bằng xác máy bay Mỹ.
Trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ bao cấp, rất nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao đã dùng vỏ đạn pháo cao xạ làm thành cúp để trao cho các vận động viên đoạt giải.
Các loại vỏ đạn pháo cao xạ, pháo mặt đất… kích cỡ khác nhau được dùng làm lọ cắm hoa. Hiện nay vẫn còn không ít gia đình vẫn dùng vỏ đạn pháo làm bình cắm đào ngày Tết.
Khăn choàng của một thợ cắt tóc làm từ dù pháo sáng của Mỹ.
Những chiếc lược làm từ xác máy bay B-52 bị bắn cháy đêm 27/12/1972 ở Hà Nội.
Chiếc gạt tàn này làm từ xác máy bay Mỹ, có khắc dòng chữ: "Xác máy bay thứ 2.600","QĐNDVN" (Quân đội Nhân dân Việt Nam), "BTLCB" (Bộ Tư lệnh Công binh).
Đĩa đựng chén uống nước làm từ xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi tại làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp.
Dép cao su làm từ lốp ô tô vận tải quân sự.
Đèn dầu có thân làm từ ống pháo sáng của Mỹ, bộ đội thường dùng để viết thư trong hầm.
Lọ hoa này làm từ vỏ quả mìn khía của Mỹ.
Thân chiếc đèn dầu này làm từ vỏ lựu đạn quả na.
Một chiếc gạt tàn khác làm từ xác máy bay Mỹ, có khắc dòng chữ "Kỷ niệm quân dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 900".
Hộp đựng thiết bị chỉnh súng bộ binh của quân đội Mỹ dùng làm hộp đựng đồ sửa chữa điện trong gia đình.
Chiếc đèn dầu có thân làm bằng ống pháo sáng của Mỹ.
Vào thời kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, đinh trong bom đinh của Mỹ thường được dùng để đóng giấy khen, họa báo lên tường. Có người còn dùng để đóng ghế con và guốc gỗ.
Theo KIẾN THỨC
Những hình ảnh dưới đây được ghi lại từ triển lãm mang tên "Tôi kể chuyện này" do báo Hà Nội Mới tổ chức.
Thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra.
Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời kỳ bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.
Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong chiến tranh chống Mỹ và thời bao cấp.
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Đèn ngủ làm từ vỏ đạn pháo.
Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Nhiều gia đình, thợ sửa chữa xe máy dùng thùng đựng đạn 12,7mm của Mỹ làm thùng đựng dụng cụ.
Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.
Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.
Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.
Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.
Vỏ phích nước làm bằng xác máy bay Mỹ.
Trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ bao cấp, rất nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao đã dùng vỏ đạn pháo cao xạ làm thành cúp để trao cho các vận động viên đoạt giải.
Các loại vỏ đạn pháo cao xạ, pháo mặt đất… kích cỡ khác nhau được dùng làm lọ cắm hoa. Hiện nay vẫn còn không ít gia đình vẫn dùng vỏ đạn pháo làm bình cắm đào ngày Tết.
Khăn choàng của một thợ cắt tóc làm từ dù pháo sáng của Mỹ.
Những chiếc lược làm từ xác máy bay B-52 bị bắn cháy đêm 27/12/1972 ở Hà Nội.
Chiếc gạt tàn này làm từ xác máy bay Mỹ, có khắc dòng chữ: "Xác máy bay thứ 2.600","QĐNDVN" (Quân đội Nhân dân Việt Nam), "BTLCB" (Bộ Tư lệnh Công binh).
Đĩa đựng chén uống nước làm từ xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi tại làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp.
Dép cao su làm từ lốp ô tô vận tải quân sự.
Đèn dầu có thân làm từ ống pháo sáng của Mỹ, bộ đội thường dùng để viết thư trong hầm.
Lọ hoa này làm từ vỏ quả mìn khía của Mỹ.
Thân chiếc đèn dầu này làm từ vỏ lựu đạn quả na.
Một chiếc gạt tàn khác làm từ xác máy bay Mỹ, có khắc dòng chữ "Kỷ niệm quân dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 900".
Hộp đựng thiết bị chỉnh súng bộ binh của quân đội Mỹ dùng làm hộp đựng đồ sửa chữa điện trong gia đình.
Chiếc đèn dầu có thân làm bằng ống pháo sáng của Mỹ.
Vào thời kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, đinh trong bom đinh của Mỹ thường được dùng để đóng giấy khen, họa báo lên tường. Có người còn dùng để đóng ghế con và guốc gỗ.
Theo KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét