Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Anton Kusters đã chung sống với các Yakuza tại Nhật Bản trong vòng 2 năm để thực hiện một phóng sự ảnh về thế giới ngầm tại đây.
Trước đó Kusters phải thương lượng bền bỉ trong nhiều tháng để chiếm được lòng tin của các thủ lĩnh trong băng Yakuza.
Yakuza là một danh từ thường được dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản. Ngày nay Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới.
Từ Yakuza bao gồm 2 nghĩa: thứ nhất là dãy chữ số "8-9-3", một phức hợp số căn bản trong một trò chơi Nhật cổ truyền; thứ hai là "vô ích" hoặc "không cần thiết" theo chữ tượng hình Nhật Bản.
Yakuza có lịch sử vào thời kỳ các sứ quân (Edo, 1603-1867), gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm lính đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.
Theo một số ý kiến khác, Yakuza xuất phát từ Samurai, vào thời kỳ Tokugawa (1543 - 1616) người sáng lập ra thời kỳ Mạc phủ Edo. Việ sa thải hàng chục vạn Samurai thời ký này dẫn tới nhiều người không có kế sinh nhai, chuyển thành đội quân chuyên cướp phá làng mạc tại những nơi mà họ đi qua trong đất nước, và đây cũng là tiền thân cho tổ chức Yakuza sau này.
Đầu thế kỷ 20, nhiều ông trùm Yakuza ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza đã chính thức tham gia vào những biến cố chính trị, trở thành những "nhà ái quốc bẩn thỉu" (lời các nhà sử học Nhật) với tôn chỉ hoạt động gồm 3 chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây.
Các con số thống kê khác cho thấy sau Đệ nhị Thế chiến, thành viên Yakuza lên đến 184.000, đông hơn cả quân đội Nhật Bản vào thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó quân số của Yakuza giảm dần, từ năm 1963 đến 1988 giảm chỉ còn khoảng 8 vạn thành viên. Ngày nay, Yakuza có khoảng 90.000 thành viên, chia thành khoảng 3.000 băng nhóm khác nhau hoạt động khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản và một số quốc gia khác.
Một người nào đó muốn gia nhập Yakuza sau khi đã đủ các "điều kiện" đều phải trích máu ăn thề và phải xăm mình, thường là những hình như rồng, phượng, núi non, hoa ... trên khắp cơ thể.
Hầu như mọi thành viên trong thế giới ngầm tại Nhật Bản đều có hình xăm, song họ hiếm khi để lộ chúng ở những nơi công cộng.
Yakuza ở mỗi vùng có một số dạng hình xăm khác nhau. Chẳng hạn, Yakuza ở thủ đô Tokyo chỉ xăm trên tay và lưng.
Thông thường các Yakuza gặp nhau trong buồng tắm. Tại đây họ để lộ các vết xăm và chứng minh rằng mình không mang vũ khí.
Yakuza nữ cũng có những hình xăm độc đáo và gợi cảm.
Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn. Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi những đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở những ngón khác.
Những người muốn gia nhập thế giới ngầm của Yakuza sẽ được huấn luyện tại những địa điểm bí mật. Thiền là một hoạt động được đưa vào chương trình huấn luyện.
Văn hóa truyền thống Nhật Bản rất được Yakuza coi trọng.
Dù có nhiều băng nhóm khác nhau, mỗi băng nhóm lại do những ông trùm khác nhau lãnh đạo, nhưng nhìn chung họ đều tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như kiểm soát thị trường lao động, kiểm soát việc kinh doanh... và đều có những âm mưu tham gia chính trường.
Mặc dù có thời gian Yakuza chủ trương không dính líu tới ma túy, không buôn bán, sản xuất nhưng gần đây họ đã tham gia rất tích cực vào buôn bán ma túy. Ngoài ra, họ còn chi phối phần lớn lĩnh vực cờ bạc tại Nhật.
Yakuza kiểm soát mạng lưới mại dâm trên cả nước Nhật. Họ thường ép những cô gái trẻ từ các nước Châu Á khác ký hợp đồng làm người giúp việc sau đó buộc họ phải làm việc như những “gái gọi”.
Thống kê cho thấy, một số nhóm Yakuza có thể thu về hơn 1 triệu USD mỗi tháng từ các quán bar tình dục, nhà thổ hay các “câu lạc bộ hẹn hò” dành cho nam giới.
Theo số liệu của cảnh sát Nhật, vào thời hoàng kim, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 đến 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi khoảng 16 tỉ USD mỗi năm. Chỉ tính riêng Inagawa, "ông trùm của mọi ông trùm", đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD mỗi tháng.
Người ngoài rất khó hiểu được cách thức hoạt động công khai của các băng nhóm Yakuza. Việc đăng ký thành viên được hoàn toàn hợp pháp. Các băng nhóm có trụ sở, được đăng ký trong danh bạ điện thoại và những băng mới thành lập tổ chức họp báo để thông báo logo và tên của mình.
Đổi lại, cảnh sát muốn các băng nhóm không gây án trên đường phố; cung cấp tin; thành viên nào phạm lỗi khiến thường dân bị thương hoặc chết thì phải nhận tội. Suy nghĩ của các nhà chức trách là tội phạm có tổ chức tốt hơn là tội phạm không có tổ chức. Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Trên thực tế, Yakuza rất ít khi dính líu tới các vụ giết người hay thanh toán lẫn nhau.
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của Yakuza được xây dựng theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được phân ra thành nhiều cấp khác nhau.
Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc Yakuza là mối quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức Yakuza, người đó phải chấp nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình.
Tiệc sinh nhật, lễ cưới hay đám tang của các thành viên quan trọng luôn là sự kiện để Yakuza phô trương lực lượng.
Những năm gần đây, Yakuza ngày càng có thái độ đối lập đối với cảnh sát. Họ tiến hành các hoạt động không được chấp nhận như sản xuất và buôn bán ma túy, thu thập tin tức về cảnh sát, bất hợp tác với cơ quan điều tra. Những điều này đi ngược lại những luật bất thành văn vốn đã giúp Yakuza tồn tại ở Nhật Bản, khiến những mâu thuẫn xã hội trong lòng đất nước này ngày càng trở nên căng thẳng.
T.N (tổng hợp)
Trước đó Kusters phải thương lượng bền bỉ trong nhiều tháng để chiếm được lòng tin của các thủ lĩnh trong băng Yakuza.
Yakuza là một danh từ thường được dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản. Ngày nay Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới.
Từ Yakuza bao gồm 2 nghĩa: thứ nhất là dãy chữ số "8-9-3", một phức hợp số căn bản trong một trò chơi Nhật cổ truyền; thứ hai là "vô ích" hoặc "không cần thiết" theo chữ tượng hình Nhật Bản.
Yakuza có lịch sử vào thời kỳ các sứ quân (Edo, 1603-1867), gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm lính đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.
Theo một số ý kiến khác, Yakuza xuất phát từ Samurai, vào thời kỳ Tokugawa (1543 - 1616) người sáng lập ra thời kỳ Mạc phủ Edo. Việ sa thải hàng chục vạn Samurai thời ký này dẫn tới nhiều người không có kế sinh nhai, chuyển thành đội quân chuyên cướp phá làng mạc tại những nơi mà họ đi qua trong đất nước, và đây cũng là tiền thân cho tổ chức Yakuza sau này.
Đầu thế kỷ 20, nhiều ông trùm Yakuza ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza đã chính thức tham gia vào những biến cố chính trị, trở thành những "nhà ái quốc bẩn thỉu" (lời các nhà sử học Nhật) với tôn chỉ hoạt động gồm 3 chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây.
Các con số thống kê khác cho thấy sau Đệ nhị Thế chiến, thành viên Yakuza lên đến 184.000, đông hơn cả quân đội Nhật Bản vào thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó quân số của Yakuza giảm dần, từ năm 1963 đến 1988 giảm chỉ còn khoảng 8 vạn thành viên. Ngày nay, Yakuza có khoảng 90.000 thành viên, chia thành khoảng 3.000 băng nhóm khác nhau hoạt động khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản và một số quốc gia khác.
Một người nào đó muốn gia nhập Yakuza sau khi đã đủ các "điều kiện" đều phải trích máu ăn thề và phải xăm mình, thường là những hình như rồng, phượng, núi non, hoa ... trên khắp cơ thể.
Hầu như mọi thành viên trong thế giới ngầm tại Nhật Bản đều có hình xăm, song họ hiếm khi để lộ chúng ở những nơi công cộng.
Yakuza ở mỗi vùng có một số dạng hình xăm khác nhau. Chẳng hạn, Yakuza ở thủ đô Tokyo chỉ xăm trên tay và lưng.
Thông thường các Yakuza gặp nhau trong buồng tắm. Tại đây họ để lộ các vết xăm và chứng minh rằng mình không mang vũ khí.
Yakuza nữ cũng có những hình xăm độc đáo và gợi cảm.
Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn. Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi những đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở những ngón khác.
Những người muốn gia nhập thế giới ngầm của Yakuza sẽ được huấn luyện tại những địa điểm bí mật. Thiền là một hoạt động được đưa vào chương trình huấn luyện.
Văn hóa truyền thống Nhật Bản rất được Yakuza coi trọng.
Dù có nhiều băng nhóm khác nhau, mỗi băng nhóm lại do những ông trùm khác nhau lãnh đạo, nhưng nhìn chung họ đều tham gia hoạt động trên các lĩnh vực như kiểm soát thị trường lao động, kiểm soát việc kinh doanh... và đều có những âm mưu tham gia chính trường.
Mặc dù có thời gian Yakuza chủ trương không dính líu tới ma túy, không buôn bán, sản xuất nhưng gần đây họ đã tham gia rất tích cực vào buôn bán ma túy. Ngoài ra, họ còn chi phối phần lớn lĩnh vực cờ bạc tại Nhật.
Yakuza kiểm soát mạng lưới mại dâm trên cả nước Nhật. Họ thường ép những cô gái trẻ từ các nước Châu Á khác ký hợp đồng làm người giúp việc sau đó buộc họ phải làm việc như những “gái gọi”.
Thống kê cho thấy, một số nhóm Yakuza có thể thu về hơn 1 triệu USD mỗi tháng từ các quán bar tình dục, nhà thổ hay các “câu lạc bộ hẹn hò” dành cho nam giới.
Theo số liệu của cảnh sát Nhật, vào thời hoàng kim, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 đến 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi khoảng 16 tỉ USD mỗi năm. Chỉ tính riêng Inagawa, "ông trùm của mọi ông trùm", đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD mỗi tháng.
Người ngoài rất khó hiểu được cách thức hoạt động công khai của các băng nhóm Yakuza. Việc đăng ký thành viên được hoàn toàn hợp pháp. Các băng nhóm có trụ sở, được đăng ký trong danh bạ điện thoại và những băng mới thành lập tổ chức họp báo để thông báo logo và tên của mình.
Đổi lại, cảnh sát muốn các băng nhóm không gây án trên đường phố; cung cấp tin; thành viên nào phạm lỗi khiến thường dân bị thương hoặc chết thì phải nhận tội. Suy nghĩ của các nhà chức trách là tội phạm có tổ chức tốt hơn là tội phạm không có tổ chức. Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Trên thực tế, Yakuza rất ít khi dính líu tới các vụ giết người hay thanh toán lẫn nhau.
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của Yakuza được xây dựng theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được phân ra thành nhiều cấp khác nhau.
Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc Yakuza là mối quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức Yakuza, người đó phải chấp nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình.
Tiệc sinh nhật, lễ cưới hay đám tang của các thành viên quan trọng luôn là sự kiện để Yakuza phô trương lực lượng.
Những năm gần đây, Yakuza ngày càng có thái độ đối lập đối với cảnh sát. Họ tiến hành các hoạt động không được chấp nhận như sản xuất và buôn bán ma túy, thu thập tin tức về cảnh sát, bất hợp tác với cơ quan điều tra. Những điều này đi ngược lại những luật bất thành văn vốn đã giúp Yakuza tồn tại ở Nhật Bản, khiến những mâu thuẫn xã hội trong lòng đất nước này ngày càng trở nên căng thẳng.
T.N (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét