Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Ảnh - Phóng viên chiến trường - ở giữa sự hiểm nguy

Khi chúng ta ngồi xem những hình ảnh chiến sự, chúng ta được an toàn. Thế nhưng với những người lính trong cuộc chiến đó, và cả những người đã ghi lại hình ảnh cho chúng ta xem, họ thực sự ở giữa sự hiểm nguy. Không ít các phóng viên đã đánh đổi cả mạng sống của mình để có được một tác phẩm. Trong khi số khác bị giẫm phải mìn, bị bắt và ngược đãi, nhiều người đã mất tích và đã chết. Hôm nay chuyên mục The Big Picture sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc của các phóng viên chiến trường và những mối hiểm nguy mà họ phải đối mặt.


Những người anh em của phóng viên Sabah al-Bazee đau buồn trước ngôi mộ của anh ở một nghĩa trang tại Samarra, Iraq. Bazee, làm việc cho Reuters, anh là một trong 50 người thiệt mạng khi các tay súng tấn công vào tòa nhà chính phủ ở Tikrit. Sabah al-Bazee năm nay 30 tuổi và đã làm phóng viên cho Reuters từ năm 2004, ngoài ra anh còn làm quay phim cho một số cơ quan truyền thông khác. Sau vụ tấn công ở Tikrit anh bị thương nặng trong một vụ nổ và qua đời sau đó. Bazee đã lập gia đình và có 3 người con.



Chân dung một số phóng viên chiến trường. Từ bên trái qua, Khaled al-Hariri - phóng viên ảnh của Reuters, Roberto Schmidt làm việc cho Agence France-Presse, Lynsey Addario và Tyler Hicks - phóng viên ảnh của New York Times, Sabah al-Bazee - làm cho Reuters, và Altaf Qadri làm cho Associated Press.


Khaled al-Hariri chụp ảnh những người Syria biểu tình ở Damacus vào ngày 24/10/2005. Vào ngày 03/04/2011, Khaled al-Hariri đã được thả tự do, 6 ngá sau khi anh bị các nhà chức trách Syria bắt giam khi anh đến Damacus để làm việc. Al-Hariri, 50 tuổi, đã làm việc cho Reuters 20 năm ở Syria, quê hương của anh. Anh một trong 4 phóng viên của Reuters tại đất nước này, nơi mà người dân đang đứng lên biểu tình đòi lật đổ chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad.


Một cô gái ném tuyến vào cặp vợ chồng đang hút thuốc qua ống nước trên núi al-Zabadani, bắc Damacus. Hàng ngàn người Syria đã lên núi để tận hưởng mùa đông lạnh giá với tuyết trắng rơi dày trên các con đường và sườn núi. Ảnh: Khaled al-Hariri.


Các thành viên của tổ chức Fatah al-Intifada chạy qua các chướng ngại vật trong một buổi diễn tập quân sự. Đây là một hoạt động trong dịp lễ tốt nghiệp ở trại lính Saladin, gần Damacus. Ảnh: Khaled al-Hariri.


Các thành viên nữ của tổ chức Fatah al-Intifada diễu hành trong một hoạt động quân sự vào dịp lễ tốt nghiệp ở trại lính Saladin, gần Damacus. Ảnh: Khaled al-Hariri.


Một người ủng hộ phong trào Hamas vác trên vai quả tên lửa Qassam tham gia cuộc biểu tình chống Israel ở trại al-Yarmouk, gần Damacus. Ảnh: Khaled al-Hariri.


Trong bức ảnh được chụp bởi Roberto Schmidt là một người biểu tình chống chính phủ Libya ở Tobruk vào ngày 14/03. Schmidt, cùng với Joe Raedle và phóng viên của AFP Dave Clark đã bị lực lược chính phủ bắt vào ngày 18/03 và giam giữ trong vòng 4 ngày.


Một thanh niên bị thương trong vụ đụng nổi giữa quân nổi dậy và lực lượng của chính phủ la hét trong đau đớn khi các bác sĩ đang chăm sóc vết thương cho anh ở một bệnh viện ở Ajdabiya, Libya vào ngày 15/03. Ảnh: Roberto Schmidt.


Một tay súng phe nổi dậy đứng ở một vòng xoay trung tâm thành phố Ajdabiya, Libya vào ngày 15/03. Quân chính phủ đã tiến vào thành phố và không kích và pháo kích lực lượng nổi dậy. Ảnh: Roberto Schmidt.


Một người tị nạn châu Phi bị kẹt ở biên giới giữa Libya và Ai Cập đứng nhìn những người khác xếp hàng nhận thức ăn từ tổ chức Lưỡi Liềm Đỏ. Cuộc xung đột ở Libya đã khiến hàng trăm ngàn người rời bỏ đất nước này và tìm đến nơi khác bình yên hơn. Ảnh: Roberto Schmidt.


Người Chad bị kẹt ở biên giới giữa Libya và Ai Cập đang đứng chờ được cấp phéo vào Ai Cập lánh nạn. Ảnh: Roberto Schmidt.


Quân đối lập nổi lửa để chuẩn bị bữa ăn tại căn lều ở điểm cắm trại gần nhà máy lọc dầu thuộc ngoại ô thành phố Ras Lanuf trong lúc cuộc đụng độ giữa phe đối lập và lực lượng chính phủ vẫn đang tiếp diễn ở Libya vào ngày 08/03. Tác giả của bức ảnh này Lynsey Addario và 3 đồng nghiệp làm cho Times đã bị mất tích vào ngày 16/03, và bị giam cầm trong một vài ngày.


Quân nổi dậy biểu tình và hô to các khẩu hiệu khi lực lượng của chính phủ pháo kích và không kích vào một địa điểm gần nhà máy lọc dầu ở Ras Lanuf, Libya. Ảnh: Lynsey Addario.


Quân nổi dậy đi qua đám khói mù mịt từ các lốp xe hơi bị đốt cháy mà họ dùng để làm lớp che chắn khi lực lượng chính phủ tấn công và khu vực gần nhà máy lọc dầu ở Ras Lanuf. Ảnh: Lynsey Addario.


Người thân của Emad al Giryani khóc bên quan tài của anh vào ngày lễ tang sau khi anh thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở Ras Lanuf, Libya vào ngày 12/03. Ảnh: Lynsey Addario.


Quân nổi dậy chiếm vị trí khi họ tiến về phía tây vùng ngoại ô Ras Lanuf sau khi giành lại thành phố từ lực lượng chính phủ ở. Ảnh: Lynsey Addario.


Quân nổi dậy tiến về phía Tây Ras Lanuf và những trận đụng đột quyết liệt đã nổ ra. Một mỏ khí tự nhiên bị trúng đạn và bốc cháy. Các chiến binh của quân nổi dậy sử dụng súng cối và súng máy PK để tấn công quân chính phủ và tiến về phía Tây. Ảnh: Tyler Hicks.


Phía sau là nhà máy lọc dầu, quân nổi dậy dùng súng phóng hỏa tiễn bắn vào máy bay của quân chính phủ khi chúng bay qua đầu. Ảnh: Tyler Hicks.


Quân nổi dậy bị đánh tơi tả ở gần khu vực nhà máy lọc dầu Ras Lanuf khi quân chính phủ đẩy mạnh tấn công với xe tăng và pháo binh. Ảnh: Tyler Hicks.


Quân nổi dậy lên xe buýt để rút về phía Đông khi lực lượng của chính phủ Libya tấn công mạnh. Ảnh: Tyler Hicks.


Đàn ông Libya uống hút thuốc tại một quán cà phê ở Ajdabiya. Dù cuộc đụng độ giữa quân nổi dậy và chính phủ đang ở rất gần Ajdabiya nhưng dường như thành phố vẫn rất yên bình. Ảnh: Tyler Hicks.


Trong bức ảnh này của Joe Raedle, Shery Adel (trái) và Merna Adel cùng gia đình vào Ai Cập tại thị trấn biên giới Sallum sau khi rời bỏ nhà cửa ở Benghazi vì xung đội nổ ra. Phóng viên Joe Raedle đã bị mất tích cùng với Roberto Schmidt và Dave Clark người làm việc cho AFP, vào ngày 18/03.


Người lánh nạn đang ngồi trên xe buýt đến Cairo sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và vào Ai Cập từ Sallum, thị trấn ở biên giới Libya - Ai Cập. Gia đình này đã rời bỏ nhà cửa ở Toburk, Libya.


Những người tị nạn đến từ Chad đang xếp hạng để chờ nhận thức ăn ở biên giới Libya - Ai Cập sau khi rời bỏ đất nước Libya 3 tuần trước vì cuộc nội chiến vẫn đang tiếp diễn. Ảnh Joe Raedle.


Những người ủng hộ phe nổi dậy ăn mừng ở Tobruk, Libya trong cuộc tuần hành sau khi LHQ thông qua Nghị quyết về vùng cấm bay ở Libya vào ngày 18/03. Ảnh: Joe Raedle.


Nghị quyết vùng cấm bay đồng nghĩa với việc LHQ cho phép can thiệp quân sự chống lại chính quyền của Tổng thống Mouammar Kadhafi. Ảnh: Joe Raedle.


Trong bức ảnh này của Sabah al-Bazee, viên cảnh sát đang bịt mắt tên phiến quân sau khi hắn bị bắt trong một cuộc bố ráp ở Tikrit, Iraq ngày 04/11/2010.


Thành viên của một nhóm tuần tra do Mỹ hỗ trợ trình diễn các kỹ năng sau khi hoàn thành một tháng huấn luyện ở Samarra, Iraq. Ảnh: Sabah al-Bazee.


Một người dân đang đổ nước vào chiếc thuyền đã cháy nát gần đường ống dẫn dầu bị nổ ở Baiji, Iraq vào ngày 07/12/2007. Ảnh: Sabah al-Bazee.


Nhân viên an ninh Iraq đừng gần đoạn ống dẫn dầu bị cháy ở Baiji, Iraq vào ngày 30/01/2008. Ảnh: Sabah al-Bazee.


Một người đàn ông Iraq bị thương được đưa đến bệnh viện ở Tikrit vày ngày 06/08/2006. Một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ khối bom mang theo người trong một buổi lễ tang ở thị trấn phía Bắc Iraq khiến ít nhất 10 người chết và 20 người bị thương. Ảnh: Sabah al-Bazee.


Trong bức ảnh này của Altaf Qadri, quân nổi dậy tháo chạy khi lực lượng chính phủ Libya pháo kích mạnh vào khu vực gần Brega, Libya ngày 01/04/2011. Phóng viên Qadri đã bị lạc các đồng nghiệp và mất tích khi đang tác nghiệp ở khu vực xung đột gần Ajdabiya vào ngày 10/04/2011.


Một thành viên phe nổi dậy, đào ngũ từ lực lượng chính phủ, đeo những chiếc huy chương trên ngực cùng với dao găm, lựu đạn. Ảnh chụp ở ngoại ô Brega, Libya ngày 05/04/2011 bởi Altaf Qadri.


Một thành viên phe nổi dậy chơi đàn guitar trên đường ở ngoại ô Brega, Libya vào ngày 05/04/2011. Ảnh: Altaf Qadri.


Quân nổi dậy bắn rocket về phía lực lượng chính phủ trên sa mạc nằm ở giữa Ajdabiya và Brega, Libya vào ngày 09/04/2011.


Một gia đình ngồi quanh đống lửa trước nhà ở làng Bahir Jonai, Assam, India. Một khu vực rộng lớn và đông đúc của châu Á phụ thuộc vào dòng nước từ sông Tây Tạng đang bắt đầu cảm thấy những sự tác động do tham vọng muốn thay đổi dòng chảy của Trung Quốc. Một số người đã bắt đầu lo ngại về cuộc chiến nước trong tương lai, trong khi số khác vẫn muốn dùng cách đàm phán ngoại giao để giữ hòa bình. Ảnh: Altaf Qadri.

Nguồn: Boston.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét