Nikon International Small World Photomicrography Competition hay Nikon's Small World là một cuộc thi nhiếp ảnh độc đáo được tổ chức thường niên kể từ năm 1974. Không giống như các cuộc thi nhiếp ảnh khác, Nikon's Small World hướng đến việc công nhận và hoan nghênh những nổ lực của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn không chuyên với nghệ thuật nhiếp ảnh qua kính hiển vi quang học. Kể từ đó, Nikon's Small World đã trở thành một triểm lãm hàng đầu dành cho các nhà nhiếp ảnh hiển vi đến từ nhiều mảng khoa học. Theo như tên gọi Small World, mỗi tấm ảnh sẽ mô tả một "thế giới nhỏ bé" về động vật, thực vật và cả khoáng vật nhưng với đầy màu sắc, hình thái và cảm xúc khác nhau. Để có cái nhìn chi tiết hơn, dưới đây là 29 bức ảnh tham dự tại Nikon's Small World năm nay.
Đây là hình ảnh phóng to 30 lần của một ấu trùng loài bướm Hydropsyche angustipennis do nhà nghiên cứu Fabrice Parais đến từ tổ chức môi trường DREAL de Basse-Normandie tại Caen, Pháp thực hiện.
Hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến "những sợi mì xào trên một trái dừa" tuy nhiên, đây thực ra là hình ảnh phóng lớn gấp 10 lần hạt giống của loài hoa Strelitzia reginae (hoa thiên điểu) có nguồn gốc từ Nam Phi. Nhà khoa học Viktor Sykora thuộc viện nghiên cứu sinh lý bệnh học tại Prague, CH Séc đã ghi lại hình ảnh trên bằng kỹ thuật stereomicroscopy hay còn gọi là chiếu sáng trong vùng tối. Strelitzia reginae là một loài cây đẹp như tên gọi của nó, dễ trồng trong khí hậu nắng ấm, chịu hạn tốt nhưng lại chậm sinh trưởng (mất từ 3 đến 5 năm để nở hoa). Hoa của Strelitzia reginae nở nhiều lần trong năm và lâu tàn, chính vì vậy nó được sử dụng với mục đích trang trí trong các khu vườn tại châu Âu lần đầu tiên vào năm 1773 và nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới. Hình ảnh trên giành vị trí thứ 5 trong cuộc thi Nikon's Small World năm nay.
Nhà khoa học Thomas Deerinck thuộc trung tâm nghiên cứu hình ảnh hiển vi, đại học California, San Diego đã chụp được hình ảnh huỳnh quang 2-Photon phóng lớn gấp 400 lần của các tế bào thần kinh đệm trong tiểu não. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng vai trò của tế bào thần kinh đệm không quan trọng như nơ-ron. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, định hướng cho các nơ-ron và tiền nơ-ron di chuyển trong suốt quá trình phát triển thì tế bào thần kinh đệm còn đóng vai trò phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể, chúng sẽ hợp nhất các nơ-ron, điều chỉnh hoạt động của sinap và xử lý tín hiệu liên quan đến việc học tập và trí nhớ con người.
Đôi mắt của một cá thể phù du đực, phóng to 10 lần dưới ống kính hiển vi. Hình ảnh do nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Laurie Knight ngụ tại Tonbridge, Kent, VQ Anh chụp được.
Tiến sĩ Edward Leighman Gafford đến từ thành phố Ventura, tây nam California đã ghi lại hình ảnh phóng lớn gấp 63 lần của vật chất lưu huỳnh tái kết tinh.
Những mẫu xương tí hon được nhìn thấy dưới lớp da chân của một chú ếch Eleutherodactylus Coqui đang phát triển. Đây là một loài ếch bản địa của Puerto Rico và tên gọi của loài ếch này (Coqui) được đặt theo âm thanh mà chúng phát ra lớn đến 100dB vào ban đêm. Theo các nhà khoa học, ếch Coqui phát ra tiếng "CO" để đầy lùi các con đực và thiết lập lãnh thổ còn tiếng "QUI" để thu hút con cái.
Một màn pháo hoa chăng? Không, đây là hình ảnh phóng lớn gấp 100 lần của 2 tế bào ung thư trước khi chúng chia tách thành 4. Tiến sĩ Paul D. Andrews thuộc đại học Dundee tại Dundee, Scotland đã ghi lại hình ảnh của 2 tế bào ung thư Telophase HeLa dưới kính hiển vi Aurora B-EGFP và hình ảnh này đã giành vị trí thứ 11 trong cuộc thi Nikon's Small World năm nay.
Một quả trứng của loài bướm Hemiargus isola nằm giữa những nụ hoa Mimosa, phóng lớn gấp 6 lần dưới kính hiển vi. Hình ảnh do David Millard đến từ Austin, bang Texas thực hiện.
Hình ảnh phóng lớp gấp 10 lần dưới ánh sáng phân cực của các tinh thể axit divaricatic chiết từ một mẫu da người mắc bệnh Liken do tiến sĩ Ralff Wager đến từ Dusseldorf, CHLB Đức thực hiện. Bệnh Liken là một chứng bệnh da liễu và người mắc bệnh này đa phần có độ tuổi từ 30 đến 60, nữ nhiều hơn nam. Đến nay nguyên nhân gây ra chứng bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể, hầu hết là tự phát. Hình ảnh trên đứng ở vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Những chụp nón màu xanh ở trên chính là những đầu nhụy và phấn của loài hoa 4 giờ có tên khoa học Mirabilis jalapa được phóng lớn 100 lần. Mirabilis jalapa là một loài hoa nhiều màu sắc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tên của nó gồm Mirabilis theo tiếng Latin nghĩa là tuyệt đẹp và Jalapa là một thị trấn tại Mexico. Là một loài hoa đẹp nhưng Mirabilis jalapa lại có giá trị sử dụng rất cao chẳng hạn như làm chất màu thực phẩm, lá cũng có thể ăn được sau khi xào nấu. Về mặt y học, rễ cây được sử dụng để chữa ngoại thương, giúp lợi tiểu và làm thuốc xổ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng rễ của hoa 4 giờ có một công dụng đặc biệt đó là "kích thích tình dục", trong khi lá cây có thể điều chế thuốc chống viêm, áp xe, hạt được sử dụng làm mỹ phẩm và thuốc nhộm nhưng có độc tính. Hình ảnh này xếp vị trí thứ 16 trong cuộc thi Nikon's Small World và được tiến sĩ Robert Markus đến từ viện di truyền và trung tâm nghiên cứu sinh học thuộc học viện khoa học Hungarian tại Szeged, Hungary thực hiện bằng kỹ thuật tái tạo 3 chiều epifluorescence.
Hình ảnh phóng to 250 lần một động vật nguyên sinh kiểu amip sinh sống dưới đáy đại dương do Raymond Sloss thuộc Northamptonshire Natural History Society tại Northampton, Anh quốc thực hiện.
Một di chỉ khảo cổ hay những thỏi vàng dưới bùn đỏ? Đây là hình ảnh của nước tương đậu kết tinh được phóng lớn 16 lần do Yanping Wing thuộc đại học xã hội nhân văn Bắc Kinh, Trung Quốc thực hiện. Hình ảnh trên giành vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
James Nicholson đến từ trung tâm nghiên cứu NOAA NOS NCCOS Coral Culture tại Charleston, Nam Carolina đã ghi lại hình ảnh phóng lớn gấp 6 lần của loài san hô nấm (Fungia) với sắc màu tự nhiên của các protein phát huỳnh quang xung quanh miệng của nó.
Tiến sĩ Arlene Wechezak đến từ Anacortes, Washington đã ghi lại hình ảnh phóng lớn 250 lần của loài tảo đỏ Scagelia. Trông nó rất giống một thân cây tre với các đốt và nhánh tỏa ra xung quanh.
Bức ảnh trên đứng vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010. Đây là hình chụp một động vật thân mềm 2 mảnh với độ phóng đại gấp 10 lần do tiến sĩ Gregory Rouse thuộc viện nghiên cứu hải dương học Scripps tại La Jolla, California thực hiện.
Pekka Honkakoski đến từ Sonkajarvi, Phần Lan đã mang đến triển lãm hình ảnh tuyệt đẹp về một tinh thể tuyết phóng to 40 lần.
Đây là hình ảnh phóng lớn gấp 18 lần của một tinh thể hình cầu nhiều cánh của một quặng phốt phát có tên gọi cacoxenite - một tạp chất lẫn trong thạch anh. Hình ảnh do Honorio Cocera-La Parra thuộc bảo tàng địa chất, đại học Valencia tại Benetusser, Valencia, Tây Ban Nha thực hiện đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Tiến sĩ Duane Harland đến từ công ty AgResearch tại Lincoln, New Zealand đã chụp được một hình ảnh huỳnh quang phóng to gấp 20 lần về con bọ chét có tên khoa học là Ctenocephalides canis. Mặc dù có tên khoa học rất khó nhớ như vậy nhưng thực ra đây chính là loài bọ chét thường hút máu những chú chó mà chúng ta vẫn nuôi trong nhà. Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 9 bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Nhìn bức ảnh này, chúng ta có thể liên tưởng đến một con đường bằng đá ong xen kẽ là những bậc thang làm bằng đá trắng. Tuy nhiên, hình ảnh trên là một phần cấu trúc sống của loài tảo biển đỏ có tên khoa học Martensia phóng lớn gấp 40 lần dưới kính hiển vi do tiến sĩ John Huisman thuộc đại học Murdoch, trường khoa học sinh học và công nghệ sinh học tại Murdoch, Úc thực hiện. Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 9 bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Những mảng màu được ánh sáng phản chiếu trong một màng xà phòng, ảnh do Gerd Guenther đến từ Dusseldorf, CHLB Đức chụp với độ phóng đại 150 lần. Hình ảnh trên xếp thứ 18 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World.
Ảnh phóng lớn gấp 10 lần đôi mắt của một con ruồi Dolichopodid do Laurie Knight đến từ Tonbridge, Kent, Anh quốc thực hiện.
Ánh đèn laser tại một Dance Club? Đây là hình ảnh phóng lớn gấp 20 lần tế bào dưới da của chuột được gọi là nguyên bào sợi do nhà khoa học Rafael Pennese thuộc viện Ecole Polytechnique Federale de Lausanne tại Lausanne, Thụy Sĩ thực hiện.
Hình chụp phóng lớn gấp 20 lần của Bryozoa, một động vật nguyên sinh sống dưới nước do Jocelyn Cheng đến từ viện công nghệ Rocchester, New York ghi lại.
Nhìn bức ảnh này, chúng ta khó có thể nghĩ đây là chân của một con nhện đen châu Phi có tên khoa học Heteroscodra maculata. Hình ảnh do Tyrel Pinnegar đến từ Nanaimo, Canada thực hiện với độ phóng đại gấp 40 lần.
Bức ảnh trên đứng vị trí thứ 3 tại cuộc thi Nikon's Small World năm nay. Nhà nghiên cứu Oliver Braubach thuộc phòng nghiên cứu sinh lý học đại học Dalhousie, Halifax, Canada đã chụp lại hình ảnh phóng to gấp 250 lần 2 thùy khứu giác của một con cá ngựa vằn.
Nhiếp ảnh gia Thomas Shearer đến từ công ty ColdStone Photography có trụ sở tại Duluth, Minnesota đã ghi lại hình ảnh phóng to gấp 4 lần của một miếng đá mã não Mexican.
Bức ảnh này trông giống một bức tranh phong cảnh vào mùa đông nhưng đây thực chất là hình ảnh phóng to gấp 40 lần của một tinh thể kali fexianua do nhà hóa học Stefan Eberhard đến từ trung tâm nghiên cứu phức hợp cacbonhydrat thuộc đại học Georgia chụp được dưới kính hiển vi.
Với độ phóng đại gấp 40 lần, những gì hiện ra trong bức ảnh trên thật khó đoán. Đây là bụng của một con ong với rất nhiều lông và dính đầy phấn hoa. Hình ảnh do tiến sĩ Robert Markus đến từ viện di truyền và trung tâm nghiên cứu sinh học thuộc học viện khoa học Hungarian tại Szeged, Hungary thực hiện.
Tiến sĩ Alvaro Migotto đến từ trung tâm thủy sinh thuộc đại học Sao Paulo, Brazil đã chụp được hình ảnh một phôi thai của loài sao biển Echinaster brasiliensis với 4 tế bào trong một quả cầu trong suốt ở độ phóng đại gấp 60 lần.
Nguồn: Boston
Đây là hình ảnh phóng to 30 lần của một ấu trùng loài bướm Hydropsyche angustipennis do nhà nghiên cứu Fabrice Parais đến từ tổ chức môi trường DREAL de Basse-Normandie tại Caen, Pháp thực hiện.
Hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến "những sợi mì xào trên một trái dừa" tuy nhiên, đây thực ra là hình ảnh phóng lớn gấp 10 lần hạt giống của loài hoa Strelitzia reginae (hoa thiên điểu) có nguồn gốc từ Nam Phi. Nhà khoa học Viktor Sykora thuộc viện nghiên cứu sinh lý bệnh học tại Prague, CH Séc đã ghi lại hình ảnh trên bằng kỹ thuật stereomicroscopy hay còn gọi là chiếu sáng trong vùng tối. Strelitzia reginae là một loài cây đẹp như tên gọi của nó, dễ trồng trong khí hậu nắng ấm, chịu hạn tốt nhưng lại chậm sinh trưởng (mất từ 3 đến 5 năm để nở hoa). Hoa của Strelitzia reginae nở nhiều lần trong năm và lâu tàn, chính vì vậy nó được sử dụng với mục đích trang trí trong các khu vườn tại châu Âu lần đầu tiên vào năm 1773 và nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới. Hình ảnh trên giành vị trí thứ 5 trong cuộc thi Nikon's Small World năm nay.
Nhà khoa học Thomas Deerinck thuộc trung tâm nghiên cứu hình ảnh hiển vi, đại học California, San Diego đã chụp được hình ảnh huỳnh quang 2-Photon phóng lớn gấp 400 lần của các tế bào thần kinh đệm trong tiểu não. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng vai trò của tế bào thần kinh đệm không quan trọng như nơ-ron. Tuy nhiên, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, định hướng cho các nơ-ron và tiền nơ-ron di chuyển trong suốt quá trình phát triển thì tế bào thần kinh đệm còn đóng vai trò phức tạp hơn rất nhiều. Cụ thể, chúng sẽ hợp nhất các nơ-ron, điều chỉnh hoạt động của sinap và xử lý tín hiệu liên quan đến việc học tập và trí nhớ con người.
Đôi mắt của một cá thể phù du đực, phóng to 10 lần dưới ống kính hiển vi. Hình ảnh do nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Laurie Knight ngụ tại Tonbridge, Kent, VQ Anh chụp được.
Tiến sĩ Edward Leighman Gafford đến từ thành phố Ventura, tây nam California đã ghi lại hình ảnh phóng lớn gấp 63 lần của vật chất lưu huỳnh tái kết tinh.
Những mẫu xương tí hon được nhìn thấy dưới lớp da chân của một chú ếch Eleutherodactylus Coqui đang phát triển. Đây là một loài ếch bản địa của Puerto Rico và tên gọi của loài ếch này (Coqui) được đặt theo âm thanh mà chúng phát ra lớn đến 100dB vào ban đêm. Theo các nhà khoa học, ếch Coqui phát ra tiếng "CO" để đầy lùi các con đực và thiết lập lãnh thổ còn tiếng "QUI" để thu hút con cái.
Một màn pháo hoa chăng? Không, đây là hình ảnh phóng lớn gấp 100 lần của 2 tế bào ung thư trước khi chúng chia tách thành 4. Tiến sĩ Paul D. Andrews thuộc đại học Dundee tại Dundee, Scotland đã ghi lại hình ảnh của 2 tế bào ung thư Telophase HeLa dưới kính hiển vi Aurora B-EGFP và hình ảnh này đã giành vị trí thứ 11 trong cuộc thi Nikon's Small World năm nay.
Một quả trứng của loài bướm Hemiargus isola nằm giữa những nụ hoa Mimosa, phóng lớn gấp 6 lần dưới kính hiển vi. Hình ảnh do David Millard đến từ Austin, bang Texas thực hiện.
Hình ảnh phóng lớp gấp 10 lần dưới ánh sáng phân cực của các tinh thể axit divaricatic chiết từ một mẫu da người mắc bệnh Liken do tiến sĩ Ralff Wager đến từ Dusseldorf, CHLB Đức thực hiện. Bệnh Liken là một chứng bệnh da liễu và người mắc bệnh này đa phần có độ tuổi từ 30 đến 60, nữ nhiều hơn nam. Đến nay nguyên nhân gây ra chứng bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể, hầu hết là tự phát. Hình ảnh trên đứng ở vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Những chụp nón màu xanh ở trên chính là những đầu nhụy và phấn của loài hoa 4 giờ có tên khoa học Mirabilis jalapa được phóng lớn 100 lần. Mirabilis jalapa là một loài hoa nhiều màu sắc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tên của nó gồm Mirabilis theo tiếng Latin nghĩa là tuyệt đẹp và Jalapa là một thị trấn tại Mexico. Là một loài hoa đẹp nhưng Mirabilis jalapa lại có giá trị sử dụng rất cao chẳng hạn như làm chất màu thực phẩm, lá cũng có thể ăn được sau khi xào nấu. Về mặt y học, rễ cây được sử dụng để chữa ngoại thương, giúp lợi tiểu và làm thuốc xổ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng rễ của hoa 4 giờ có một công dụng đặc biệt đó là "kích thích tình dục", trong khi lá cây có thể điều chế thuốc chống viêm, áp xe, hạt được sử dụng làm mỹ phẩm và thuốc nhộm nhưng có độc tính. Hình ảnh này xếp vị trí thứ 16 trong cuộc thi Nikon's Small World và được tiến sĩ Robert Markus đến từ viện di truyền và trung tâm nghiên cứu sinh học thuộc học viện khoa học Hungarian tại Szeged, Hungary thực hiện bằng kỹ thuật tái tạo 3 chiều epifluorescence.
Hình ảnh phóng to 250 lần một động vật nguyên sinh kiểu amip sinh sống dưới đáy đại dương do Raymond Sloss thuộc Northamptonshire Natural History Society tại Northampton, Anh quốc thực hiện.
Một di chỉ khảo cổ hay những thỏi vàng dưới bùn đỏ? Đây là hình ảnh của nước tương đậu kết tinh được phóng lớn 16 lần do Yanping Wing thuộc đại học xã hội nhân văn Bắc Kinh, Trung Quốc thực hiện. Hình ảnh trên giành vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
James Nicholson đến từ trung tâm nghiên cứu NOAA NOS NCCOS Coral Culture tại Charleston, Nam Carolina đã ghi lại hình ảnh phóng lớn gấp 6 lần của loài san hô nấm (Fungia) với sắc màu tự nhiên của các protein phát huỳnh quang xung quanh miệng của nó.
Tiến sĩ Arlene Wechezak đến từ Anacortes, Washington đã ghi lại hình ảnh phóng lớn 250 lần của loài tảo đỏ Scagelia. Trông nó rất giống một thân cây tre với các đốt và nhánh tỏa ra xung quanh.
Bức ảnh trên đứng vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010. Đây là hình chụp một động vật thân mềm 2 mảnh với độ phóng đại gấp 10 lần do tiến sĩ Gregory Rouse thuộc viện nghiên cứu hải dương học Scripps tại La Jolla, California thực hiện.
Pekka Honkakoski đến từ Sonkajarvi, Phần Lan đã mang đến triển lãm hình ảnh tuyệt đẹp về một tinh thể tuyết phóng to 40 lần.
Đây là hình ảnh phóng lớn gấp 18 lần của một tinh thể hình cầu nhiều cánh của một quặng phốt phát có tên gọi cacoxenite - một tạp chất lẫn trong thạch anh. Hình ảnh do Honorio Cocera-La Parra thuộc bảo tàng địa chất, đại học Valencia tại Benetusser, Valencia, Tây Ban Nha thực hiện đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Tiến sĩ Duane Harland đến từ công ty AgResearch tại Lincoln, New Zealand đã chụp được một hình ảnh huỳnh quang phóng to gấp 20 lần về con bọ chét có tên khoa học là Ctenocephalides canis. Mặc dù có tên khoa học rất khó nhớ như vậy nhưng thực ra đây chính là loài bọ chét thường hút máu những chú chó mà chúng ta vẫn nuôi trong nhà. Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 9 bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Nhìn bức ảnh này, chúng ta có thể liên tưởng đến một con đường bằng đá ong xen kẽ là những bậc thang làm bằng đá trắng. Tuy nhiên, hình ảnh trên là một phần cấu trúc sống của loài tảo biển đỏ có tên khoa học Martensia phóng lớn gấp 40 lần dưới kính hiển vi do tiến sĩ John Huisman thuộc đại học Murdoch, trường khoa học sinh học và công nghệ sinh học tại Murdoch, Úc thực hiện. Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 9 bảng xếp hạng Nikon's Small World 2010.
Những mảng màu được ánh sáng phản chiếu trong một màng xà phòng, ảnh do Gerd Guenther đến từ Dusseldorf, CHLB Đức chụp với độ phóng đại 150 lần. Hình ảnh trên xếp thứ 18 trong bảng xếp hạng Nikon's Small World.
Ảnh phóng lớn gấp 10 lần đôi mắt của một con ruồi Dolichopodid do Laurie Knight đến từ Tonbridge, Kent, Anh quốc thực hiện.
Ánh đèn laser tại một Dance Club? Đây là hình ảnh phóng lớn gấp 20 lần tế bào dưới da của chuột được gọi là nguyên bào sợi do nhà khoa học Rafael Pennese thuộc viện Ecole Polytechnique Federale de Lausanne tại Lausanne, Thụy Sĩ thực hiện.
Hình chụp phóng lớn gấp 20 lần của Bryozoa, một động vật nguyên sinh sống dưới nước do Jocelyn Cheng đến từ viện công nghệ Rocchester, New York ghi lại.
Nhìn bức ảnh này, chúng ta khó có thể nghĩ đây là chân của một con nhện đen châu Phi có tên khoa học Heteroscodra maculata. Hình ảnh do Tyrel Pinnegar đến từ Nanaimo, Canada thực hiện với độ phóng đại gấp 40 lần.
Bức ảnh trên đứng vị trí thứ 3 tại cuộc thi Nikon's Small World năm nay. Nhà nghiên cứu Oliver Braubach thuộc phòng nghiên cứu sinh lý học đại học Dalhousie, Halifax, Canada đã chụp lại hình ảnh phóng to gấp 250 lần 2 thùy khứu giác của một con cá ngựa vằn.
Nhiếp ảnh gia Thomas Shearer đến từ công ty ColdStone Photography có trụ sở tại Duluth, Minnesota đã ghi lại hình ảnh phóng to gấp 4 lần của một miếng đá mã não Mexican.
Bức ảnh này trông giống một bức tranh phong cảnh vào mùa đông nhưng đây thực chất là hình ảnh phóng to gấp 40 lần của một tinh thể kali fexianua do nhà hóa học Stefan Eberhard đến từ trung tâm nghiên cứu phức hợp cacbonhydrat thuộc đại học Georgia chụp được dưới kính hiển vi.
Với độ phóng đại gấp 40 lần, những gì hiện ra trong bức ảnh trên thật khó đoán. Đây là bụng của một con ong với rất nhiều lông và dính đầy phấn hoa. Hình ảnh do tiến sĩ Robert Markus đến từ viện di truyền và trung tâm nghiên cứu sinh học thuộc học viện khoa học Hungarian tại Szeged, Hungary thực hiện.
Tiến sĩ Alvaro Migotto đến từ trung tâm thủy sinh thuộc đại học Sao Paulo, Brazil đã chụp được hình ảnh một phôi thai của loài sao biển Echinaster brasiliensis với 4 tế bào trong một quả cầu trong suốt ở độ phóng đại gấp 60 lần.
Nguồn: Boston
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét