Trong khi con người vẫn tiếp tục nhịp sống thường nhật trên Trái Đất thì ngoài kia, cách chúng ta 1,4 tỉ km, một con tàu không gian có tên Cassini vẫn cần mẫn thu thập các dữ liệu và hình ảnh về một hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời - Sao Thổ. Tàu Cassini được phóng vào vũ trụ vào đầu tháng 7 năm 2004 và đây là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Thổ. Nhiệm vụ của Cassini là khảo cứu về Sao Thổ cũng như các vệ tinh quan trọng của nó, đặc biệt là Titan. Vài tháng trước, tàu Cassini đã nhiều lần tiếp cận với các mặt trăng của Sao Thổ, bắt được ánh sáng phản chiếu từ mặt trời lên vệ tinh Titan và mang lại cho chúng ta hàng loạt hình ảnh rõ nét về dấu tích núi băng trên vệ tinh Enceladus. Những hình ảnh thu thập dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung được vẻ đẹp cũng như sự rộng lớn của Sao Thổ và hệ thống vệ tinh bao quanh nó.
Trên quỹ đạo bay quanh Sao Thổ, tàu Cassini đã chụp được hình ảnh về mặt trăng Tethys với miệng núi lửa Odyseus ẩn sau vệ tinh lớn nhất - Titan. Vệ tinh Tethys có đường kính 1.062km trong khi Titan có đường kính 5.150km. Tethys cách tàu Cassini 2.2 triệu km, hơn gấp đôi khoảng cách giữa tàu và Titan (1 triệu km). Bức ảnh trên được chụp với camera góc hẹp vào tháng 11 năm 2009, tỉ lệ 6km/pixel trên Titan và 13km/pixel trên Tethys.
Một mặt trăng nhỏ của Sao Thổ - Mimas. Mimas có đường kính chỉ 396km và được nhìn thấy ngoài lớp khí quyển trên cao của Sao Thổ vào ngày 26 tháng 11 năm 2008. Vị trí của tàu Cassini so với Mimas vào khoảng 915.000km.
Vào ngày 13 tháng 2 năm nay, tàu Cassini tiến đến gần hơn vệ tinh Mimas (khoảng 70.000km) và chụp được ảnh bề mặt của vệ tinh này.
Một bức ảnh rõ nét hơn về bề mặt của Mimas khi tàu Cassini bay sát trên miệng núi lửa Herschel có đường kính 130km. Lúc này tàu Cassini đang cách Mimas 9500km.
Vào tháng 2, Cassini bất ngờ chạm trán với mặt trăng rất nhỏ Calypso. Vệ tinh có hình dáng bất thường Calypso (30 x 23 x 14km) là một trong 2 vệ tinh Trojan cùng bay trên quỹ đạo của vệ tinh Tethys. Hình ảnh được chụp vào ngày 13 tháng 2 năm nay trong cự ly 21.000km từ tàu Cassini đến Calypso.
Tàu Cassini ghi lại hình ảnh về màu sắc tự nhiên của Sao Thổ 1 tháng sau điểm thu phân của hành tinh này (tháng 8 năm 2009). Vệt bóng mờ trên hành tinh do vành đai in lên vẫn hẹp, Mimas có thể nhìn thấy là một đốm sáng nhỏ phía dưới bên trái. Hình ảnh được tàu Cassini chụp với camera góc rộng vào ngày 4 tháng 9 năm 2009 từ khoảng cách xấp xỉ 2.7 triệu km.
Hình ảnh về mặt trăng Enceladus có đường kính 500km được chụp vào ngày 26 tháng 7 năm 2009. Khoảng cách giữa mặt trăng này với tàu Cassini là 200.000km
Các vòi phun băng trên vệ tinh Enceladus được Cassini chụp lại vào ngày 18 tháng 5 năm nay trong khoảng cách xấp xỉ 17.000km. Cassini đang bay trên vùng tối của mặt trăng này và quan sát các vệt sáng của băng phụt ra ngoài từ các khe nứt trên cực nam của Enceladus. Tỉ lệ hình ảnh 100m/pixel.
Một bức ảnh khác về khói băng phun ra từ cực nam của Enceladus vào tháng 11 năm 2009. Hoạt động phun trào núi băng được tàu Cassini phát hiện lần đầu vào năm 2005, sau đó hiện tượng này vẫn tiếp tục được tập trung nghiên cứu. Ngoài nước, khói băng còn bao gồm nitơ, CO2, propan, ethan và axetylen.
Cassini tiến đến gần hơn mặt trăng Enceladus vào ngày 21 tháng 11 năm 2009, khoảng cách tiếp cận xấp xỉ 2.028km, thu lại hình ảnh về các khe nứt và các gò đồi ngang dọc trên bề mặt đầy băng.
Cận cảnh về một nét đặc trưng trên Enceladus - khe Baghdad, 1 trong 4 vằn hổ dọc cực nam của Enceladus. Cassini đang tập trung vào khu vực này để khảo cứu nguồn phun khói băng. Tỉ lệ hình ảnh xấp xỉ 30m/pixel.
Một hình ảnh gần và rõ nét hơn về các khe Baghdad trên Enceladus. Tỉ lệ hình ảnh vào khoảng 12m/pixel, các tảng lăn băng dần hiện ra.
Mặt trăng Enceladus vẫn tiếp tục phun băng vào không gian, ảnh chụp ngày 14 tháng 10 năm 2009.
Ngày 3 tháng 3 năm 2010, Cassini thu được hình ảnh về vệ tinh nhỏ bé Helene của Sao Thổ. Helene chỉ rộng 35km.
Ngày 18 tháng 3, Cassini hướng camera thẳng về mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ - Titan.
Ngày 14 tháng 10 năm 2009. Cassini chụp được hình ảnh sáng rõ của mặt trăng Tethys. Tethys là một trong 4 mặt trăng của Sao Thổ do nhà thiên văn Giovanni Domenico Cassini khám phá đầu tiên năm 1684. Mặt trăng này hoàn toàn bằng băng và có đường kính 1000km.
Có hình dáng giống củ khoai tây nhưng đây là mặt trăng Prometheus (đường kính 86km) của Sao Thổ, hình ảnh do tàu Cassini chụp được vào ngày 27 tháng 1. Khoảng cách giữa Prometheus và tàu Cassini lúc này vào khoảng 34.000km, tỉ lệ hình ảnh là 200m/pixel.
Mặt trăng Rhea hiện ra lờ mờ bên dưới "người chị" Epimetheus, phía sau 2 vệ tinh là Sao Thổ và các vành đai. Thực ra 2 mặt trăng này không gần nhau. Tầm nhìn của bức ảnh ở khoảng cách xấp xỉ 1.2 triệu km từ Rhea và 1.6 triệu km từ Epimetheus. Tỉ lệ hình ảnh là 7km/pixel trên Rhea và 10km/pixel trên Epimetheus.
Vào ngày 25 tháng 12 năm 2009, tàu Cassini lúc này đang bay tại vùng tối của Sao Thổ. Phía trên cùng ở chính giữa là mặt trăng Enceladus. Ánh sáng chiếu qua lớp khí quyển của Sao Thổ tạo nên một cánh cung sáng rực ở giữa tấm hình.
Tàu Cassini quan sát xuống những đám mây ở lớp khí quyển trên cùng của Sao Thổ, ngay góc bên cạnh là mặt trăng Helene.
Hình ảnh cho thấy tia lóe đầu tia của ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt trăng Titan.
Bóng của mặt trăng Titan chiếm 1 phần khá lớn trên hành tinh đầy khí Thổ Tinh. Cassini sử dụng camera góc rộng với một bộ lọc quang phổ nhạy cảm với các bước sóng của ánh sáng cận hồng ngoại để chụp bức ảnh này vào tháng 11 năm 2009. Khoảng cách giữa Cassini và Sao Thổ lúc này vào khoảng 2.1 triệu km.
Các vành đai của Sao Thổ và bê dưới là vệ tinh lớn nhất - Titan.
Hình ảnh về bề mặt của mặt trăng Dione được tàu Cassini chụp vào ngày 7 tháng 4. Khoảng cách quan sát từ Dione vào khoảng 2.500km, tỉ lệ hình ảnh là 15m/pixel
Hình ảnh do tàu Cassini chụp vào ngày 18 tháng 3, mặt trăng Enceladus và vành đai sáng rực của Sao Thổ phía sau
Mặt trăng Dione đang đi ngang qua mặt trăng Titan. Hình ảnh được chụp bằng camera góc hẹp với khoảng cách gần 2.2 triêu km từ Dione và 3.6 triệu km từ Titan.
Một dải mây lớn tạo thành hình xoáy qua các vĩ độ cao phía bắc của Sao Thổ. Hình ảnh được chụp vào ngày 14 tháng 2 ở cự ly xấp xỉ 523.000km từ Sao Thổ. Tỉ lệ hình ảnh là 28km/pixel
Trong hình là các vành đai của Sao Thổ. Mặt trăng Prometheus có thể nhìn thấy giữa vành đai F mỏng và vành đai A ở giữa, bên trái tấm hình. Lực hấp dẫn của vệ tinh hình củ khoai tây này tạo nên các dải kênh có chu kì trên vành đai F. Bên cạnh đó, mặt trăng Daphis (đường kính 8km) có thể được nhìn thấy khi nó đang tạo nên các gợn sóng trên Keeler Gap thuộc vành đai A. Mặt trăng này có quỹ đạo bị lệch và lực hấp dẫn của nó làm nhiễu lọan quỹ đạo các hạt của vành đai A, tạo nên các gờ Keeler Gap.
Titan có khí quyển màu vàng và giống một lớp khói. Nó bao gồm các lớp phức tạp và xuất hiện trước ống kính tàu Cassini với dạng một vòng sáng chói xung quanh mặt trăng. Hình ảnh chụp bằng camera góc rộng, sử dụng bộ lọc màu đỏ, xanh và lục kết hợp để tạo nên màu sắc trên hình. Khoảng cách giữa Cassini và Titan lúc này vào khoảng 145.000km.
Nguồn: Boston
Trên quỹ đạo bay quanh Sao Thổ, tàu Cassini đã chụp được hình ảnh về mặt trăng Tethys với miệng núi lửa Odyseus ẩn sau vệ tinh lớn nhất - Titan. Vệ tinh Tethys có đường kính 1.062km trong khi Titan có đường kính 5.150km. Tethys cách tàu Cassini 2.2 triệu km, hơn gấp đôi khoảng cách giữa tàu và Titan (1 triệu km). Bức ảnh trên được chụp với camera góc hẹp vào tháng 11 năm 2009, tỉ lệ 6km/pixel trên Titan và 13km/pixel trên Tethys.
Một mặt trăng nhỏ của Sao Thổ - Mimas. Mimas có đường kính chỉ 396km và được nhìn thấy ngoài lớp khí quyển trên cao của Sao Thổ vào ngày 26 tháng 11 năm 2008. Vị trí của tàu Cassini so với Mimas vào khoảng 915.000km.
Vào ngày 13 tháng 2 năm nay, tàu Cassini tiến đến gần hơn vệ tinh Mimas (khoảng 70.000km) và chụp được ảnh bề mặt của vệ tinh này.
Một bức ảnh rõ nét hơn về bề mặt của Mimas khi tàu Cassini bay sát trên miệng núi lửa Herschel có đường kính 130km. Lúc này tàu Cassini đang cách Mimas 9500km.
Vào tháng 2, Cassini bất ngờ chạm trán với mặt trăng rất nhỏ Calypso. Vệ tinh có hình dáng bất thường Calypso (30 x 23 x 14km) là một trong 2 vệ tinh Trojan cùng bay trên quỹ đạo của vệ tinh Tethys. Hình ảnh được chụp vào ngày 13 tháng 2 năm nay trong cự ly 21.000km từ tàu Cassini đến Calypso.
Tàu Cassini ghi lại hình ảnh về màu sắc tự nhiên của Sao Thổ 1 tháng sau điểm thu phân của hành tinh này (tháng 8 năm 2009). Vệt bóng mờ trên hành tinh do vành đai in lên vẫn hẹp, Mimas có thể nhìn thấy là một đốm sáng nhỏ phía dưới bên trái. Hình ảnh được tàu Cassini chụp với camera góc rộng vào ngày 4 tháng 9 năm 2009 từ khoảng cách xấp xỉ 2.7 triệu km.
Hình ảnh về mặt trăng Enceladus có đường kính 500km được chụp vào ngày 26 tháng 7 năm 2009. Khoảng cách giữa mặt trăng này với tàu Cassini là 200.000km
Các vòi phun băng trên vệ tinh Enceladus được Cassini chụp lại vào ngày 18 tháng 5 năm nay trong khoảng cách xấp xỉ 17.000km. Cassini đang bay trên vùng tối của mặt trăng này và quan sát các vệt sáng của băng phụt ra ngoài từ các khe nứt trên cực nam của Enceladus. Tỉ lệ hình ảnh 100m/pixel.
Một bức ảnh khác về khói băng phun ra từ cực nam của Enceladus vào tháng 11 năm 2009. Hoạt động phun trào núi băng được tàu Cassini phát hiện lần đầu vào năm 2005, sau đó hiện tượng này vẫn tiếp tục được tập trung nghiên cứu. Ngoài nước, khói băng còn bao gồm nitơ, CO2, propan, ethan và axetylen.
Cassini tiến đến gần hơn mặt trăng Enceladus vào ngày 21 tháng 11 năm 2009, khoảng cách tiếp cận xấp xỉ 2.028km, thu lại hình ảnh về các khe nứt và các gò đồi ngang dọc trên bề mặt đầy băng.
Cận cảnh về một nét đặc trưng trên Enceladus - khe Baghdad, 1 trong 4 vằn hổ dọc cực nam của Enceladus. Cassini đang tập trung vào khu vực này để khảo cứu nguồn phun khói băng. Tỉ lệ hình ảnh xấp xỉ 30m/pixel.
Một hình ảnh gần và rõ nét hơn về các khe Baghdad trên Enceladus. Tỉ lệ hình ảnh vào khoảng 12m/pixel, các tảng lăn băng dần hiện ra.
Mặt trăng Enceladus vẫn tiếp tục phun băng vào không gian, ảnh chụp ngày 14 tháng 10 năm 2009.
Ngày 3 tháng 3 năm 2010, Cassini thu được hình ảnh về vệ tinh nhỏ bé Helene của Sao Thổ. Helene chỉ rộng 35km.
Ngày 18 tháng 3, Cassini hướng camera thẳng về mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ - Titan.
Ngày 14 tháng 10 năm 2009. Cassini chụp được hình ảnh sáng rõ của mặt trăng Tethys. Tethys là một trong 4 mặt trăng của Sao Thổ do nhà thiên văn Giovanni Domenico Cassini khám phá đầu tiên năm 1684. Mặt trăng này hoàn toàn bằng băng và có đường kính 1000km.
Có hình dáng giống củ khoai tây nhưng đây là mặt trăng Prometheus (đường kính 86km) của Sao Thổ, hình ảnh do tàu Cassini chụp được vào ngày 27 tháng 1. Khoảng cách giữa Prometheus và tàu Cassini lúc này vào khoảng 34.000km, tỉ lệ hình ảnh là 200m/pixel.
Mặt trăng Rhea hiện ra lờ mờ bên dưới "người chị" Epimetheus, phía sau 2 vệ tinh là Sao Thổ và các vành đai. Thực ra 2 mặt trăng này không gần nhau. Tầm nhìn của bức ảnh ở khoảng cách xấp xỉ 1.2 triệu km từ Rhea và 1.6 triệu km từ Epimetheus. Tỉ lệ hình ảnh là 7km/pixel trên Rhea và 10km/pixel trên Epimetheus.
Vào ngày 25 tháng 12 năm 2009, tàu Cassini lúc này đang bay tại vùng tối của Sao Thổ. Phía trên cùng ở chính giữa là mặt trăng Enceladus. Ánh sáng chiếu qua lớp khí quyển của Sao Thổ tạo nên một cánh cung sáng rực ở giữa tấm hình.
Tàu Cassini quan sát xuống những đám mây ở lớp khí quyển trên cùng của Sao Thổ, ngay góc bên cạnh là mặt trăng Helene.
Hình ảnh cho thấy tia lóe đầu tia của ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt trăng Titan.
Bóng của mặt trăng Titan chiếm 1 phần khá lớn trên hành tinh đầy khí Thổ Tinh. Cassini sử dụng camera góc rộng với một bộ lọc quang phổ nhạy cảm với các bước sóng của ánh sáng cận hồng ngoại để chụp bức ảnh này vào tháng 11 năm 2009. Khoảng cách giữa Cassini và Sao Thổ lúc này vào khoảng 2.1 triệu km.
Các vành đai của Sao Thổ và bê dưới là vệ tinh lớn nhất - Titan.
Hình ảnh về bề mặt của mặt trăng Dione được tàu Cassini chụp vào ngày 7 tháng 4. Khoảng cách quan sát từ Dione vào khoảng 2.500km, tỉ lệ hình ảnh là 15m/pixel
Hình ảnh do tàu Cassini chụp vào ngày 18 tháng 3, mặt trăng Enceladus và vành đai sáng rực của Sao Thổ phía sau
Mặt trăng Dione đang đi ngang qua mặt trăng Titan. Hình ảnh được chụp bằng camera góc hẹp với khoảng cách gần 2.2 triêu km từ Dione và 3.6 triệu km từ Titan.
Một dải mây lớn tạo thành hình xoáy qua các vĩ độ cao phía bắc của Sao Thổ. Hình ảnh được chụp vào ngày 14 tháng 2 ở cự ly xấp xỉ 523.000km từ Sao Thổ. Tỉ lệ hình ảnh là 28km/pixel
Trong hình là các vành đai của Sao Thổ. Mặt trăng Prometheus có thể nhìn thấy giữa vành đai F mỏng và vành đai A ở giữa, bên trái tấm hình. Lực hấp dẫn của vệ tinh hình củ khoai tây này tạo nên các dải kênh có chu kì trên vành đai F. Bên cạnh đó, mặt trăng Daphis (đường kính 8km) có thể được nhìn thấy khi nó đang tạo nên các gợn sóng trên Keeler Gap thuộc vành đai A. Mặt trăng này có quỹ đạo bị lệch và lực hấp dẫn của nó làm nhiễu lọan quỹ đạo các hạt của vành đai A, tạo nên các gờ Keeler Gap.
Titan có khí quyển màu vàng và giống một lớp khói. Nó bao gồm các lớp phức tạp và xuất hiện trước ống kính tàu Cassini với dạng một vòng sáng chói xung quanh mặt trăng. Hình ảnh chụp bằng camera góc rộng, sử dụng bộ lọc màu đỏ, xanh và lục kết hợp để tạo nên màu sắc trên hình. Khoảng cách giữa Cassini và Titan lúc này vào khoảng 145.000km.
Nguồn: Boston
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét