Theo ước tính có khoảng 1.500 núi lửa đang hoạt động trên khắp thế giới; 50 hoặc hơn phun trào mỗi năm, với hơi nước, khí độc, tro bụi và nham thạch.
Trong năm 2012, những núi lửa hoạt động bao gồm Volcan de Fuego của Guatemala, Tongariro ở New Zealand, Plosky Tolbachik ở Nga, Puyehue của Chile, Etna của Italy và một hòn đảo trên Biển Đỏ. Ở Haiwaii, núi lửa Kilauea tiếp tục phun nham thạch vào biển, còn người dân sống ở gần núi lửa Popocatepetl, Mexico vẫn đang phải đối phó với tro bụi.
Sau đây là những hình ảnh tổng hợp về những hoạt động của núi lửa trong năm 2012 vừa qua.
Ngày 11/03/2012, nhiếp ảnh gia Andrew Hall chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về núi lửa Santiaguito, một miệng núi lửa đang phun nham thạch, trên ngọn núi lửa lớn Santa María, thuộc Guatemala.
Một cột khói bốc cao lên không trung khi núi lửa Tongariro phun trào tại công viên quốc gia Tongariro, Wellington, New Zealand, 21/11/2012. Hồi tháng Tám năm nay Tongariro cũng đã từng phun trào, và đây là lần phun trào đầu tiên sau hơn một thế kỷ.
Núi lửa Plosky Tolbachnik phun trào ở bán đảo Kamchatka, Nga, 07/12/2012. Lần phun trào gần nhất của núi lửa Plosky Tolbachnik là vào năm 1976.
Núi lửa Gamalama của Indonesia phun tro bụi vào không trung tại đảo Ternate, 16/09/2012.
Trên báo đảo Kamchatka, núi lửa Plosly Tobachnik phun trào nham thạch khi thời tiết đang vào mùa Đông lạnh giá, 29/11/2012.
Núi lửa Etna phun tro bụi và nham thạch trong một phần phun trào ở đảo Sicily, miền Nam Italy, 01/04/2012. Etna là núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất ở khu vực châu Âu.
Một nông dân cưỡi ngựa trên cánh đồng đậu lạc khi tro bụi tiếp tục phun ra từ miệng núi lửa San Cristobal, ở thành phố Chinandega, Nicaragua, 09/09/2012. Ngọn núi lửa cao nhất ở Nicaragua đã tạo ra cột tro bụi cao đến 4km lên không trung, khiến cho hàng trăm người dân sống gần đó phải đi sơ tán.
Những đám mây bụi khổng lồ và hơi nước phun ra từ núi lửa Popocatepetl nhìn từ Santiago Xalitxintla, bang Puebla, miền Trung Mexico, 25/04/2012.
Những đường sáng đánh đấu đường biên của lớp vỏ trái đất đang di chuyển trên bề mặt hồ dung nham ở miền núi lửa Halema’uma’u, thuộc núi lửa Kilauea, trên đảo Lớn của Hawaii, 22/12/2012.
Sóng đánh vào dòng dung nham đang chảy xuống biển gần công viên quốc gia núi lửa ở Kalapana, Hawaii, 27/11/2012.
Hơi nước bốc lên khi nham thạch gặp nước biển ở gần công viên quốc gia núi lửa ở Kalapana, Hawaii, 27/11/2012.
“Tóc của Pele” từ hồ dung nham ở miệng núi lửa Halema’uma’u, thuộc công viên quốc gia núi lửa Hawaii, 03/05/2012. Thủy tinh núi lửa là một dạng khoáng vật vô định hình, hình thành do sự nguội lạnh quá nhanh của macma. Giống như các loại thủy tinh khác, nó là vật chất có dạng cấu trúc tinh thể trung gian giữa cấu trúc của tinh thể rắn (với các phân tử gần nhau và sắp xếp có trật tự) và cấu trúc hỗn độn của khí. (Wikipedia)
Tinakula là một đảo núi lửa nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, nằm cách thành phố Brisbane chừng 2.300km về phía Đông Bắc Australia. Ảnh chụp từ vệ tinh với màu thật cho thấy một đám khói và tro bụi bao phủ toàn bộ đảo.
Một cột khói bốc lên từ núi lửa Popocatepetl nhìn từ Cholula, bang Puebla, Mexico, 24/05/2012. Ở tiền cảnh là tháp nhà thờ Nuestra Señora de los Remedios hay tên tiếng Anh là Our Lady of Remedies.
Núi lửa Lokon phun một cột khói bụi khổng lồ trong một đợt phun trào nhìn từ thị trấn Tomohon nằm trên đảo Sulawesi, Indonesia, 07/10/2012.
Hình ảnh cận cảnh đợt phun trào của núi lửa Etna cách ngôi làng Zafferana Etnea không xa, Italy, 12/04/2012. Ngọn núi lửa ở miền Đông Nam nước Ý phun trào lần đầu tiên vào năm 1971, và trở thành một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trong vài năm qua. Trong những lần phun trào gần đây dung nham đã gây ra nhiều thiệt hại nặng về tài sản, nhưng vì chảy chậm nên nó chưa gây thiệt hại về người.
Ngọn núi lửa Tungurahua ở Ecuador phun trào trong đêm với phần chóp đỏ rực và một đám mây bụi lớn bay phía trên thị trấn Bilbao gần đó, 21/08/2012. Các nhà chức trách đã phải kêu gọi người dân sống ở gần núi lửa đi sơ tán đến nơi an toàn. Núi lửa Tungurahua đã ở trạng thái hoạt động từ năm 1999.
Khói bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa Popocatepetl, ở cộng đồng Panotla, Mexico, 30/09/2012.
Cuối năm ngoái, các bằng chứng cho thấy những đảo núi lửa mới hình thành này đã trở thành phần đất liền vĩnh viễn và chúng vẫn đang tiếp tục phát triển cao hơn. Các hòn đảo mọc lên giữa Biển Đỏ là một phần trong quần đảo có tên Zubair, thuộc lãnh thổ Yemen. Các đảo núi lửa mới hình thành có thể bị xoá xổ trong vài năm, nhưng trong một vài tháng, những hòn đảo chưa được đặt tên này có thể cao khoảng 530 đến 710 mét.
Những đám mây bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa Volcan de Fuego (Volcano of Fire) nhìn từ Palin, phía Nam thành phố Guatemala City, 13/09/2012. Ngọn núi lửa ngủ yên khá lâu này đã hoạt động trở lại với một loạt đợt phun trào mạnh, tạo nên những đám mây bụi khổng lồ cao hơn 3km, đổ dung nham xuống sườn núi, và khiến hơn 33.000 người phải đi sơ tán.
Dung nhảm chảy trên sườn phía Đông Bắc của núi lửa Pu'u 'Ō'ō, một phần của núi lửa Kilauea ở Hawaii, di chuyển theo các rãnh ra bờ biển, 17/10/2012.
Dung nham độ nhớt cao phun ra từ núi lửa Halema'uma'u thuộc quần thể núi lửa Kilauea, 14/05/2012.
Một bức ảnh đẹp với cột khói trắng bốc lên từ miệng núi lửa Kilauea, Hawaii, 27/11/2012.
Núi lửa Etna phun tro bụi trong một lần phun trào trên đảo Sicily, Italy, 05/01/2012.
Dung nham chảy xuống sườn núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy, 09/02/2012.
Ảnh chụp từ xa núi lửa Etna lúc đang phun trào, 01/04/2012.
Ảnh cận cảnh núi lửa Tunguharua ở Ecuador đang phun trào với dung nham, tro bụi và đá vụn, 21/08/2012.
Sau đợt phun trào lớn hồi năm ngoái, núi lửa Puyehue-Cordón Caulle ở Chile tiếp tục hoạt động với những đợt nhỏ hơn vào đầu năm nay. Bức ảnh chụp vào ngày 23/12/2011 cho thấy một đợt phun trào nhỏ, với một khu vực bị khói bụi màu xám trắng bao phủ, và nhiều đá bọt vẫn nổi trên mặt nước của cái hồ gần đó.
Núi lửa Tungurahua (Ecuador) hoạt động và phun tro bụi lên thị trấn Banos gần đó, 21/08/2012.
Một cậu bé giúp đứa bạn buộc khẩu trang, phát bởi Hội chữ thập đỏ, ở San Nicolas de los Ranchos, Mexico, 17/04/2012. Những đám hơi nước và khói bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa Popocatepetl đã đổ xuống miền trung Mexico, buộc các trường học địa phương phải đóng cửa và các đội cứu hộ khẩn cấp chuẩn bị cho việc sơ tán người dân.
Người dân đi bộ gần núi lửa Popocatepetl, khi nó đang tạo nên một đám mây tro bụi cao trên không trung, gần thị trấn Santiago Xalizintla, ngoại ô Puebla, Mexico, 02/05/2012.
Ảnh chụp cận cảnh miệng núi lửa Popocatepetl trong một đợt phun trào, 24/04/2012.
Núi lửa Shiveluch, nằm trên bán đảo Kamchatka thuộc LB Nga, phun trào hôm 06/10/2012, tạo nên một cột khói bụi cao, di chuyển về phía Nam, sau đó đổi hướng sang phía Đông, theo những cơn gió. Shiveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất trên bán đảo Kamchatka.
Dung nham chảy xuống sườn núi lửa Volcan de Fuego, miền Nam Guatemala City, 13/09/2012.
Những con chim bay ở phần tiền cảnh của bức ảnh chụp núi lửa Popocatepetl, nhìn từ San Andres Cholula, Mexico, 18/04/2012.
Trên vùng biển phía Nam La Restinga, thuộc đảo Canary, Tây Ban Nha, ngọn núi lửa ngầm El Hierro liên tục phun trào trong năm nay, tạo nên và phun ra những vật chất núi lửa xuống lòng biển. Vào cuối tháng 02/2012, điểm cao nhất của núi lửa này là cách mặt nước biển 100m.
Dung nham chảy xuống từ miệng núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy, 06/01/2012. Một cột khói bụi khổng lồ đã bốc lên không trung vào 05/01/2012, khi ngọn núi lửa cao nhất ở châu Âu hoạt động trở lại.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLANTIC
Trong năm 2012, những núi lửa hoạt động bao gồm Volcan de Fuego của Guatemala, Tongariro ở New Zealand, Plosky Tolbachik ở Nga, Puyehue của Chile, Etna của Italy và một hòn đảo trên Biển Đỏ. Ở Haiwaii, núi lửa Kilauea tiếp tục phun nham thạch vào biển, còn người dân sống ở gần núi lửa Popocatepetl, Mexico vẫn đang phải đối phó với tro bụi.
Sau đây là những hình ảnh tổng hợp về những hoạt động của núi lửa trong năm 2012 vừa qua.
Ngày 11/03/2012, nhiếp ảnh gia Andrew Hall chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về núi lửa Santiaguito, một miệng núi lửa đang phun nham thạch, trên ngọn núi lửa lớn Santa María, thuộc Guatemala.
Một cột khói bốc cao lên không trung khi núi lửa Tongariro phun trào tại công viên quốc gia Tongariro, Wellington, New Zealand, 21/11/2012. Hồi tháng Tám năm nay Tongariro cũng đã từng phun trào, và đây là lần phun trào đầu tiên sau hơn một thế kỷ.
Núi lửa Plosky Tolbachnik phun trào ở bán đảo Kamchatka, Nga, 07/12/2012. Lần phun trào gần nhất của núi lửa Plosky Tolbachnik là vào năm 1976.
Núi lửa Gamalama của Indonesia phun tro bụi vào không trung tại đảo Ternate, 16/09/2012.
Trên báo đảo Kamchatka, núi lửa Plosly Tobachnik phun trào nham thạch khi thời tiết đang vào mùa Đông lạnh giá, 29/11/2012.
Núi lửa Etna phun tro bụi và nham thạch trong một phần phun trào ở đảo Sicily, miền Nam Italy, 01/04/2012. Etna là núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất ở khu vực châu Âu.
Một nông dân cưỡi ngựa trên cánh đồng đậu lạc khi tro bụi tiếp tục phun ra từ miệng núi lửa San Cristobal, ở thành phố Chinandega, Nicaragua, 09/09/2012. Ngọn núi lửa cao nhất ở Nicaragua đã tạo ra cột tro bụi cao đến 4km lên không trung, khiến cho hàng trăm người dân sống gần đó phải đi sơ tán.
Những đám mây bụi khổng lồ và hơi nước phun ra từ núi lửa Popocatepetl nhìn từ Santiago Xalitxintla, bang Puebla, miền Trung Mexico, 25/04/2012.
Những đường sáng đánh đấu đường biên của lớp vỏ trái đất đang di chuyển trên bề mặt hồ dung nham ở miền núi lửa Halema’uma’u, thuộc núi lửa Kilauea, trên đảo Lớn của Hawaii, 22/12/2012.
Sóng đánh vào dòng dung nham đang chảy xuống biển gần công viên quốc gia núi lửa ở Kalapana, Hawaii, 27/11/2012.
Hơi nước bốc lên khi nham thạch gặp nước biển ở gần công viên quốc gia núi lửa ở Kalapana, Hawaii, 27/11/2012.
“Tóc của Pele” từ hồ dung nham ở miệng núi lửa Halema’uma’u, thuộc công viên quốc gia núi lửa Hawaii, 03/05/2012. Thủy tinh núi lửa là một dạng khoáng vật vô định hình, hình thành do sự nguội lạnh quá nhanh của macma. Giống như các loại thủy tinh khác, nó là vật chất có dạng cấu trúc tinh thể trung gian giữa cấu trúc của tinh thể rắn (với các phân tử gần nhau và sắp xếp có trật tự) và cấu trúc hỗn độn của khí. (Wikipedia)
Tinakula là một đảo núi lửa nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, nằm cách thành phố Brisbane chừng 2.300km về phía Đông Bắc Australia. Ảnh chụp từ vệ tinh với màu thật cho thấy một đám khói và tro bụi bao phủ toàn bộ đảo.
Một cột khói bốc lên từ núi lửa Popocatepetl nhìn từ Cholula, bang Puebla, Mexico, 24/05/2012. Ở tiền cảnh là tháp nhà thờ Nuestra Señora de los Remedios hay tên tiếng Anh là Our Lady of Remedies.
Núi lửa Lokon phun một cột khói bụi khổng lồ trong một đợt phun trào nhìn từ thị trấn Tomohon nằm trên đảo Sulawesi, Indonesia, 07/10/2012.
Hình ảnh cận cảnh đợt phun trào của núi lửa Etna cách ngôi làng Zafferana Etnea không xa, Italy, 12/04/2012. Ngọn núi lửa ở miền Đông Nam nước Ý phun trào lần đầu tiên vào năm 1971, và trở thành một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trong vài năm qua. Trong những lần phun trào gần đây dung nham đã gây ra nhiều thiệt hại nặng về tài sản, nhưng vì chảy chậm nên nó chưa gây thiệt hại về người.
Ngọn núi lửa Tungurahua ở Ecuador phun trào trong đêm với phần chóp đỏ rực và một đám mây bụi lớn bay phía trên thị trấn Bilbao gần đó, 21/08/2012. Các nhà chức trách đã phải kêu gọi người dân sống ở gần núi lửa đi sơ tán đến nơi an toàn. Núi lửa Tungurahua đã ở trạng thái hoạt động từ năm 1999.
Khói bụi và hơi nước bốc lên từ miệng núi lửa Popocatepetl, ở cộng đồng Panotla, Mexico, 30/09/2012.
Cuối năm ngoái, các bằng chứng cho thấy những đảo núi lửa mới hình thành này đã trở thành phần đất liền vĩnh viễn và chúng vẫn đang tiếp tục phát triển cao hơn. Các hòn đảo mọc lên giữa Biển Đỏ là một phần trong quần đảo có tên Zubair, thuộc lãnh thổ Yemen. Các đảo núi lửa mới hình thành có thể bị xoá xổ trong vài năm, nhưng trong một vài tháng, những hòn đảo chưa được đặt tên này có thể cao khoảng 530 đến 710 mét.
Những đám mây bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa Volcan de Fuego (Volcano of Fire) nhìn từ Palin, phía Nam thành phố Guatemala City, 13/09/2012. Ngọn núi lửa ngủ yên khá lâu này đã hoạt động trở lại với một loạt đợt phun trào mạnh, tạo nên những đám mây bụi khổng lồ cao hơn 3km, đổ dung nham xuống sườn núi, và khiến hơn 33.000 người phải đi sơ tán.
Dung nhảm chảy trên sườn phía Đông Bắc của núi lửa Pu'u 'Ō'ō, một phần của núi lửa Kilauea ở Hawaii, di chuyển theo các rãnh ra bờ biển, 17/10/2012.
Dung nham độ nhớt cao phun ra từ núi lửa Halema'uma'u thuộc quần thể núi lửa Kilauea, 14/05/2012.
Một bức ảnh đẹp với cột khói trắng bốc lên từ miệng núi lửa Kilauea, Hawaii, 27/11/2012.
Núi lửa Etna phun tro bụi trong một lần phun trào trên đảo Sicily, Italy, 05/01/2012.
Dung nham chảy xuống sườn núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy, 09/02/2012.
Ảnh chụp từ xa núi lửa Etna lúc đang phun trào, 01/04/2012.
Ảnh cận cảnh núi lửa Tunguharua ở Ecuador đang phun trào với dung nham, tro bụi và đá vụn, 21/08/2012.
Sau đợt phun trào lớn hồi năm ngoái, núi lửa Puyehue-Cordón Caulle ở Chile tiếp tục hoạt động với những đợt nhỏ hơn vào đầu năm nay. Bức ảnh chụp vào ngày 23/12/2011 cho thấy một đợt phun trào nhỏ, với một khu vực bị khói bụi màu xám trắng bao phủ, và nhiều đá bọt vẫn nổi trên mặt nước của cái hồ gần đó.
Núi lửa Tungurahua (Ecuador) hoạt động và phun tro bụi lên thị trấn Banos gần đó, 21/08/2012.
Một cậu bé giúp đứa bạn buộc khẩu trang, phát bởi Hội chữ thập đỏ, ở San Nicolas de los Ranchos, Mexico, 17/04/2012. Những đám hơi nước và khói bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa Popocatepetl đã đổ xuống miền trung Mexico, buộc các trường học địa phương phải đóng cửa và các đội cứu hộ khẩn cấp chuẩn bị cho việc sơ tán người dân.
Người dân đi bộ gần núi lửa Popocatepetl, khi nó đang tạo nên một đám mây tro bụi cao trên không trung, gần thị trấn Santiago Xalizintla, ngoại ô Puebla, Mexico, 02/05/2012.
Ảnh chụp cận cảnh miệng núi lửa Popocatepetl trong một đợt phun trào, 24/04/2012.
Núi lửa Shiveluch, nằm trên bán đảo Kamchatka thuộc LB Nga, phun trào hôm 06/10/2012, tạo nên một cột khói bụi cao, di chuyển về phía Nam, sau đó đổi hướng sang phía Đông, theo những cơn gió. Shiveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất trên bán đảo Kamchatka.
Dung nham chảy xuống sườn núi lửa Volcan de Fuego, miền Nam Guatemala City, 13/09/2012.
Những con chim bay ở phần tiền cảnh của bức ảnh chụp núi lửa Popocatepetl, nhìn từ San Andres Cholula, Mexico, 18/04/2012.
Trên vùng biển phía Nam La Restinga, thuộc đảo Canary, Tây Ban Nha, ngọn núi lửa ngầm El Hierro liên tục phun trào trong năm nay, tạo nên và phun ra những vật chất núi lửa xuống lòng biển. Vào cuối tháng 02/2012, điểm cao nhất của núi lửa này là cách mặt nước biển 100m.
Dung nham chảy xuống từ miệng núi lửa Etna trên đảo Sicily, Italy, 06/01/2012. Một cột khói bụi khổng lồ đã bốc lên không trung vào 05/01/2012, khi ngọn núi lửa cao nhất ở châu Âu hoạt động trở lại.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLANTIC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét