Từ cuối năm 2011, dân số thế giới đã vượt mốc 7 tỷ người và vẫn đang tiếp tục tăng nhanh. Trong khi nhiều người đã sống thọ hơn và có sức khỏe tốt hơn, thì khoảng cách giàu nghèo cũng đang bị nới rộng ra thêm, và có rất nhiều người vẫn đang sống trong tình trạng thiếu thức ăn và nước sạch.
Dân số tăng cao cũng gây ra những tác động lớn đến môi trường như ô nhiễm, rác thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và năng suất lương thực. Đã đến lúc loài người phải có những hành động mạnh mẽ nhằm bảo vệ hành tinh nơi chúng ta đang sống. Đó không phải là trách nhiệm của một tổ chức, một quốc gia nào mà là nhiệm vụ của tất cả những người đang sống trên hành tinh xanh.
Một bông lúa mì trên cánh đồng ở gần Lethbridge, Alberta, Canada. Lúa mì là sản phẩm lương thực quan trọng nhất trên thế giới.
Một nông dân cầm trên tay chiếc lọc khí trong lúc đang thu hoạch lúa mì ở nông trại của Stephen và Brian Vandervalk gần Fort MacLeod, Alberta, Canada. Canada là nước xuất khẩu lúa mì đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Astralia, với sản lượng hàng năm khoảng 24 triệu tấn.
Lúa mì được đổ vào thùng của xe tải để chuyển đi. Nước nhập khẩu nhiều lúa mì của Canada nhất là Mỹ, mặc dù Mỹ cũng là nước xuất khẩu lớn. Nông dân Canada cũng đang tăng cường xuất khẩu lúa mì sang các nước khác như Iraq và Saudi Arabia.
Các xe chuyên dụng đang thu hoạch lúa mì trên nông trại của Stephen và Brian Vandevalk gần Fort MacLeod, Alberta. Trong số các loại ngũ cốc, chỉ có lúa gạo là được tiêu thụ với số lượng lớn hơn lúa mì.
Lúa mì ở Alberta được thu hoạch vào mùa thu năm nay. Theo ước đoán của LHQ thì dân số thế giớisẽ đạt mốc 9 tỷ người vào năm 2050. Dân sốngày càng tăng lên nhưng đất đai thì không thể rộng ra, chính vì thế, các tổ chức tư nhân, chính phủ các nước và LHQ đang tìm cách tăng sản lượng lương thực, chẳng hạn như lúa mì.
Các thùng chứa này đựng hàng tấn lúa mì trước khi chúng được bán đi.
Anh Dan Laramee bước đi trên những toa xe chạy trên đường ray khi anh đang bốc lúa mì từ các cánh đồng ở Canada lên xe tại kho Pioneer, Carseland, Alberta.
Dan Laramee đi giữa những toa xe trong lúc làm việc ở Alberta, Canada.
Lúa mì được chứa ở những kho lớn trước khi được chuyển đi bằng hệ thống xe chạy trên đường ray ở Carseland, Canada.
Nhân viên kiểm tra ngũ ông Jim Dolan đang thẩm định chất lượng lúa mì từ các cánh đồng ở Canada tại kho Pioneer, Carseland, Alberta. Trong hàng thập kỷ qua, thế giới đã bắt đầu chú trọng hơn đến vấn đề viện trợ lương thực, bao gồm lúa mì, cho các nước nghèo. Trong vài năm trở lại đây, đã có sự thay đổi khi người ta cố gắng giúp người nghèo tự nuôi sống họ, theo Reuters.
Những chiếc hộp chứa các loại mẫu ngũ cốc, đỗ và hạt giống ở phòng kiểm tra chất lượng của Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia. Tình hình kinh tế khó khăn đang cản trở nỗ lực của chính phủ các nước trong việc thúc đẩy năng suất và phân bổ ngũ cốc, những tổ chức cá nhân như Bill và Melinda Gates và Rockefeller đang tham gia nhiều hơn vào công tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp.
Ông Dan Lizee, quản lý điều hành, lấy một nắm lúa mì từ băng chuyền chuyển ngũ cốc từ tàu hỏa lên tàu thủy chở hàng ở Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia.
Anh Hubb Woolvrik xuống lúa mì tại nông trại của Stephen và Brian Vandervalk ở Alberta.
Đoàn tàu chở lúa mì Canada đi qua ngọn núi Rocky ở tuyến đường Canada Pacific, gần Banff, Alberta.
Lúa mì được chuyển từ khoang tàu lên tàu thủy chở hàng “Jork” ở Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia.
Một chiếc tàu thủy chở hàng đi qua eo biển Georgia, ngoài khơi bờ biển Vancouver, British Colombia. Lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Canada và Mỹ là những miếng ghép cho thấy thế giới sẽ phải cần nhiều lương thực hơn khi dân số ngày càng tăng. Ông Robert Thompson, cựu giám đốc phụ trách phát triển nông thôn của ngân hàng thế giới trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: “Chúng ta đang nói về việc sẽ có thêm 2,6 tỷ người nữa từ giờ cho đến năm 2050. Số đó bằng 2 lần đất nước Trung Quốc. Chúng ta phải tìm cách tăng sản lượng lương thực. Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm được nếu đầu tư đúng mức vào nghiên cứu. Nhưng hiện tại chúng ta chưa làm được điều đó.”
Hai người đàn ông này đang thu dọc dầu máy tràn ra từ một chiếc tàu thủy đông lạnh bị mắc cạn gần Algeciras, phía Nam Tây Ban Nha, năm 2007. Thiên nhiên mang lại cho nền kinh tế toàn cầu nguồn lợi trị giá hàng tỷ tỷ USD, tuy nhiên nguồn thu này đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường, theo LHQ.
Một người nông dân đi lấy nước từ chiếc hồ đã gần khô cạn để tưới cho cách đồng rau quả của ông ở ngoại ô thành phố Yingtan, Trung Quốc.
Người đàn ông này đang vớt xác cá chết từ một cái hồ ở Wuhan, tỉnh Hubei, miền trung Trung Quốc, năm 2007. Những tác động của loài người lên môi trường trái đất đang gây ra nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật hàng triệu năm tuổi và đang khiến nhiệt độ toàn cầu ngày càng ấm lên, tạo ra nguy cơ về thời tiết khắc nghiệt, theo các nhà khoa học.
Tuyết rơi và trời lạnh không thể ngăn những người thích bơi lội xuống nước ở gần Athens, Hy Lạp, 2008.
Tín đồ theo đạo Hindu đang giặt tấm vải quấn quanh mình sau một nghi lễ ngâm mình dưới nước đưới dòng sông Yamuna ô nhiễm ở New Delhi, năm 2010. LHQ cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm, phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi dân số thế giới tăng cao.
Một cậu bé bơi trong dòng nước ô nhiễm ở Vịnh Manila, Philippines, năm 2010.
Dầu thô đang được đốt cháy trên mặt biển gần giàn khoan Deepwater Horizon thuộc Vịnh Mexico, ngoài khơi bờ biển Louisiana, mùa Hè năm 2010. Chính phủ Mỹ ước đoán đã có khoảng 780 triệu lít dầu thô đã tràn ra biển từ miệng giếng dầu bị bể dưới đáy biển. Hãng BP đã phải chi hàng chục tỉ USD để khắc phục sự cố và đền bù cho các nạn nhân bị ảnh hưởng do dầu tràn.
Tình trạng phá rừng chẳng hạn như ở đảo Sumatra, Indonesia khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt dần và tăng lượng khí thải nhà kính, theo LHQ.
Chim bồ cầu bay trong đám bụi mờ trên đường phố Kuwait năm 2008. Các nhà khoa học thuộc LHQ cho hay, nhiệt độ trái đất vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Hai cậu bé đang nô đùa trên bãi biển Qingdao, tỉnh Shangdong, Trung Quốc. Thành phố nghỉ mát này đang bị loài tảo xanh tấn công. Tuy tảo xanh không độc hại nhưng sẽ hấp thu lượng ôxy tương đối lớn tạo ra "vùng chết ôxy" và còn có mùi khó chịu.
Nhân viên y tế sử dụng máy đếm Geiger để kiểm tra độ phơi nhiễm phóng xạ trên người phụ nữ tại một trung tâm phúc lợi xã hội ở thành phố Hitachi, quận Ibaraki, 16/03/2011. Những giải pháp của loài người nhằm tạo ra thêm năng lượng cho số dân ngày càng đông, như nhà máy điện hạt nhân, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu gặp sự cố.
Hai người lái xe mô tô phải quay trở lại do không chịu được sức nóng tỏa ra từ vùng đất có than bùn bị cháy ở Rokan Hilir, thuộc tỉnh Riau, Indonesia, năm 2005.
Một người nhặt rác mang trên lưng chiếc bao tải đi trên núi rác lớn ở bãi rác Bloemendhal, miền trung Colombo, năm 2009.
Bảng giá tại một trạm xăng ở gần Lindbergh Field, phía trên là chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống San Diego, California, năm 2008.
Hơi nước bốc ra từ tháp làm mát của nhà mát nhiệt điện chạy bằng than đá nâu Jaenschwalde của công ty Vattenfall, trên mặt hồ gần Cottbus, miền đông nước Đức, năm 2009.
Một người đàn ông làm việc tại một mỏ đất hiếm ở hạt Nancheng, tỉnh Jiangxi, năm 2010.
Một công nhân rửa mặt để chuẩn bị nghỉ ngơi sau giờ làm việc tại xưởng gạch ở làng Togga, ngoại ô thành phố Chandigarh, miền Đông Ấn Độ, năm 2009.
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá Haibowan ở ngoại ô tỉnh Wuhan, miền bắc Trung Quốc, Nội Mông, ảnh chụp năm 2009.
Một chú gấu Bắc Cực đực ngậm phần đầu còn sót lại của một chú gấu con sau khi bị giết chết và ăn thịt ở khu vực cách thị trấn Churchill của Canada 300km về phía Bắc, năm 2009. Nguồn cung thức ăn cho gấu Bắc Cực bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng và băng tan.
Bức ảnh này được chụp bởi vệ tinh Aqua của NASA vào năm 2008 cho thấy biển băng Bắc Cực. Các tác động của con người lên trái đất đang gây ra nguy cơ tuyệt chủng của những loài đã tồn tại hàng triệu năm và khiến nhiệt độ toàn cầu ấm dần lên, gây ra tình trạng thời tiết hết sức khắc nghiệt.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE BOSTON
Dân số tăng cao cũng gây ra những tác động lớn đến môi trường như ô nhiễm, rác thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và năng suất lương thực. Đã đến lúc loài người phải có những hành động mạnh mẽ nhằm bảo vệ hành tinh nơi chúng ta đang sống. Đó không phải là trách nhiệm của một tổ chức, một quốc gia nào mà là nhiệm vụ của tất cả những người đang sống trên hành tinh xanh.
Một bông lúa mì trên cánh đồng ở gần Lethbridge, Alberta, Canada. Lúa mì là sản phẩm lương thực quan trọng nhất trên thế giới.
Một nông dân cầm trên tay chiếc lọc khí trong lúc đang thu hoạch lúa mì ở nông trại của Stephen và Brian Vandervalk gần Fort MacLeod, Alberta, Canada. Canada là nước xuất khẩu lúa mì đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Astralia, với sản lượng hàng năm khoảng 24 triệu tấn.
Lúa mì được đổ vào thùng của xe tải để chuyển đi. Nước nhập khẩu nhiều lúa mì của Canada nhất là Mỹ, mặc dù Mỹ cũng là nước xuất khẩu lớn. Nông dân Canada cũng đang tăng cường xuất khẩu lúa mì sang các nước khác như Iraq và Saudi Arabia.
Các xe chuyên dụng đang thu hoạch lúa mì trên nông trại của Stephen và Brian Vandevalk gần Fort MacLeod, Alberta. Trong số các loại ngũ cốc, chỉ có lúa gạo là được tiêu thụ với số lượng lớn hơn lúa mì.
Lúa mì ở Alberta được thu hoạch vào mùa thu năm nay. Theo ước đoán của LHQ thì dân số thế giớisẽ đạt mốc 9 tỷ người vào năm 2050. Dân sốngày càng tăng lên nhưng đất đai thì không thể rộng ra, chính vì thế, các tổ chức tư nhân, chính phủ các nước và LHQ đang tìm cách tăng sản lượng lương thực, chẳng hạn như lúa mì.
Các thùng chứa này đựng hàng tấn lúa mì trước khi chúng được bán đi.
Anh Dan Laramee bước đi trên những toa xe chạy trên đường ray khi anh đang bốc lúa mì từ các cánh đồng ở Canada lên xe tại kho Pioneer, Carseland, Alberta.
Dan Laramee đi giữa những toa xe trong lúc làm việc ở Alberta, Canada.
Lúa mì được chứa ở những kho lớn trước khi được chuyển đi bằng hệ thống xe chạy trên đường ray ở Carseland, Canada.
Nhân viên kiểm tra ngũ ông Jim Dolan đang thẩm định chất lượng lúa mì từ các cánh đồng ở Canada tại kho Pioneer, Carseland, Alberta. Trong hàng thập kỷ qua, thế giới đã bắt đầu chú trọng hơn đến vấn đề viện trợ lương thực, bao gồm lúa mì, cho các nước nghèo. Trong vài năm trở lại đây, đã có sự thay đổi khi người ta cố gắng giúp người nghèo tự nuôi sống họ, theo Reuters.
Những chiếc hộp chứa các loại mẫu ngũ cốc, đỗ và hạt giống ở phòng kiểm tra chất lượng của Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia. Tình hình kinh tế khó khăn đang cản trở nỗ lực của chính phủ các nước trong việc thúc đẩy năng suất và phân bổ ngũ cốc, những tổ chức cá nhân như Bill và Melinda Gates và Rockefeller đang tham gia nhiều hơn vào công tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp.
Ông Dan Lizee, quản lý điều hành, lấy một nắm lúa mì từ băng chuyền chuyển ngũ cốc từ tàu hỏa lên tàu thủy chở hàng ở Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia.
Anh Hubb Woolvrik xuống lúa mì tại nông trại của Stephen và Brian Vandervalk ở Alberta.
Đoàn tàu chở lúa mì Canada đi qua ngọn núi Rocky ở tuyến đường Canada Pacific, gần Banff, Alberta.
Lúa mì được chuyển từ khoang tàu lên tàu thủy chở hàng “Jork” ở Alliance Grain Terminal, Vancouver, British Colombia.
Một chiếc tàu thủy chở hàng đi qua eo biển Georgia, ngoài khơi bờ biển Vancouver, British Colombia. Lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Canada và Mỹ là những miếng ghép cho thấy thế giới sẽ phải cần nhiều lương thực hơn khi dân số ngày càng tăng. Ông Robert Thompson, cựu giám đốc phụ trách phát triển nông thôn của ngân hàng thế giới trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: “Chúng ta đang nói về việc sẽ có thêm 2,6 tỷ người nữa từ giờ cho đến năm 2050. Số đó bằng 2 lần đất nước Trung Quốc. Chúng ta phải tìm cách tăng sản lượng lương thực. Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm được nếu đầu tư đúng mức vào nghiên cứu. Nhưng hiện tại chúng ta chưa làm được điều đó.”
Hai người đàn ông này đang thu dọc dầu máy tràn ra từ một chiếc tàu thủy đông lạnh bị mắc cạn gần Algeciras, phía Nam Tây Ban Nha, năm 2007. Thiên nhiên mang lại cho nền kinh tế toàn cầu nguồn lợi trị giá hàng tỷ tỷ USD, tuy nhiên nguồn thu này đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường, theo LHQ.
Một người nông dân đi lấy nước từ chiếc hồ đã gần khô cạn để tưới cho cách đồng rau quả của ông ở ngoại ô thành phố Yingtan, Trung Quốc.
Người đàn ông này đang vớt xác cá chết từ một cái hồ ở Wuhan, tỉnh Hubei, miền trung Trung Quốc, năm 2007. Những tác động của loài người lên môi trường trái đất đang gây ra nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật hàng triệu năm tuổi và đang khiến nhiệt độ toàn cầu ngày càng ấm lên, tạo ra nguy cơ về thời tiết khắc nghiệt, theo các nhà khoa học.
Tuyết rơi và trời lạnh không thể ngăn những người thích bơi lội xuống nước ở gần Athens, Hy Lạp, 2008.
Tín đồ theo đạo Hindu đang giặt tấm vải quấn quanh mình sau một nghi lễ ngâm mình dưới nước đưới dòng sông Yamuna ô nhiễm ở New Delhi, năm 2010. LHQ cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm, phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi dân số thế giới tăng cao.
Một cậu bé bơi trong dòng nước ô nhiễm ở Vịnh Manila, Philippines, năm 2010.
Dầu thô đang được đốt cháy trên mặt biển gần giàn khoan Deepwater Horizon thuộc Vịnh Mexico, ngoài khơi bờ biển Louisiana, mùa Hè năm 2010. Chính phủ Mỹ ước đoán đã có khoảng 780 triệu lít dầu thô đã tràn ra biển từ miệng giếng dầu bị bể dưới đáy biển. Hãng BP đã phải chi hàng chục tỉ USD để khắc phục sự cố và đền bù cho các nạn nhân bị ảnh hưởng do dầu tràn.
Tình trạng phá rừng chẳng hạn như ở đảo Sumatra, Indonesia khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt dần và tăng lượng khí thải nhà kính, theo LHQ.
Chim bồ cầu bay trong đám bụi mờ trên đường phố Kuwait năm 2008. Các nhà khoa học thuộc LHQ cho hay, nhiệt độ trái đất vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Hai cậu bé đang nô đùa trên bãi biển Qingdao, tỉnh Shangdong, Trung Quốc. Thành phố nghỉ mát này đang bị loài tảo xanh tấn công. Tuy tảo xanh không độc hại nhưng sẽ hấp thu lượng ôxy tương đối lớn tạo ra "vùng chết ôxy" và còn có mùi khó chịu.
Nhân viên y tế sử dụng máy đếm Geiger để kiểm tra độ phơi nhiễm phóng xạ trên người phụ nữ tại một trung tâm phúc lợi xã hội ở thành phố Hitachi, quận Ibaraki, 16/03/2011. Những giải pháp của loài người nhằm tạo ra thêm năng lượng cho số dân ngày càng đông, như nhà máy điện hạt nhân, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu gặp sự cố.
Hai người lái xe mô tô phải quay trở lại do không chịu được sức nóng tỏa ra từ vùng đất có than bùn bị cháy ở Rokan Hilir, thuộc tỉnh Riau, Indonesia, năm 2005.
Một người nhặt rác mang trên lưng chiếc bao tải đi trên núi rác lớn ở bãi rác Bloemendhal, miền trung Colombo, năm 2009.
Bảng giá tại một trạm xăng ở gần Lindbergh Field, phía trên là chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống San Diego, California, năm 2008.
Hơi nước bốc ra từ tháp làm mát của nhà mát nhiệt điện chạy bằng than đá nâu Jaenschwalde của công ty Vattenfall, trên mặt hồ gần Cottbus, miền đông nước Đức, năm 2009.
Một người đàn ông làm việc tại một mỏ đất hiếm ở hạt Nancheng, tỉnh Jiangxi, năm 2010.
Một công nhân rửa mặt để chuẩn bị nghỉ ngơi sau giờ làm việc tại xưởng gạch ở làng Togga, ngoại ô thành phố Chandigarh, miền Đông Ấn Độ, năm 2009.
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá Haibowan ở ngoại ô tỉnh Wuhan, miền bắc Trung Quốc, Nội Mông, ảnh chụp năm 2009.
Một chú gấu Bắc Cực đực ngậm phần đầu còn sót lại của một chú gấu con sau khi bị giết chết và ăn thịt ở khu vực cách thị trấn Churchill của Canada 300km về phía Bắc, năm 2009. Nguồn cung thức ăn cho gấu Bắc Cực bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng và băng tan.
Bức ảnh này được chụp bởi vệ tinh Aqua của NASA vào năm 2008 cho thấy biển băng Bắc Cực. Các tác động của con người lên trái đất đang gây ra nguy cơ tuyệt chủng của những loài đã tồn tại hàng triệu năm và khiến nhiệt độ toàn cầu ấm dần lên, gây ra tình trạng thời tiết hết sức khắc nghiệt.
LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE BOSTON
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét