Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Ảnh - Nhìn lại 8 năm cuộc chiến ở

Tám năm trước, ngày 07/10/2001, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với điểm mở màn là cuộc tấn công vào Afghanistan nhằm tiêu diệt mạng lưới Al-Qaeda, được coi là thủ phạm vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại nước Mỹ ngày 11/09/2001.

Tám năm sau, chiến trường Afghanistan vẫn chìm trong khói lửa, kẻ thù vẫn chưa bị tiêu diệt, Kabul vẫn là trọng điểm của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Washington và liên quân. Chưa thể có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi "Cuộc chiến ở Afghanistan sẽ đi về đâu?", song dư luận hiểu rõ những gì đang diễn ra tại quốc gia Nam Á này. Đó là một Afghanistan nghèo nàn với nạn tham nhũng tràn lan, bất ổn chính trị kéo dài với kết quả bầu cử tổng thống còn gây nhiều tranh cãi. Một Afghanistan bị chia năm xẻ bảy bởi xung đột sắc tộc. Và hơn hết là một Afghanistan đẫm máu bởi các cuộc giao tranh giữa Mỹ và liên quân do NATO chỉ huy với Taliban và Al-Qaeda.

Mới đây, ông Obama đã quyết định tăng thêm 30.000 quân tới chiến trường Afghanistan để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Khối NATO cũng hứa sẽ gửi thêm 7.000 quân để hỗ trợ cho chiến lược mới của Obama. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì chắc chắn cho thành công của chiến lược mới do Obama đưa ra. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc chiến tại Afghanistan trên chuyên mục The Big Picture của trang Boston.com.


Các binh sĩ của lực lượng liên quân tại Afghanistan đang chiến đấu với các tay súng của lực lượng Taliban tại tỉnh Kunar vào ngày 03/11/2009.



Bà Khadija, 40 tuổi, đang ngồi trong một hang động vào buổi sáng sớm tại tỉnh Bamiyan. Bà là một trong những người thuộc bộ tộc Hazara, bộ tộc bị căm ghét bởi lực lượng Taliban. Bamiyan là một tỉnh nhỏ nằm cách thủ đô Kabul khoảng 200Km về phía Tây Bắc. Thị xã Bamiyan (thủ phủ của tỉnh Bamiyan) nằm trên con đường tơ lụa cổ và thị xã này đã là giao lộ của Đông và Tây, nơi mà các giao dịch thương mại của Trung Quốc và Trung Đông được chuyển qua. Nơi đây có các bức tượng Phật khổng lồ đã được chạm khắc vào núi đá gần 1000 năm trước đây. Đáng tiếc là vào năm 2001, lực lượng Taliban đã phá hủy rất nhiều các bức tượng này.


Một sĩ quan quân đội của Afghanistan đang đứng cạnh chiếc xe chở nhiên liệu bị bốc cháy bên ngoài thành phố Jajalabad, tỉnh Nangarhar ở phía Đông thủ đô Kabul hôm ngày 08/11/2009. Đoàn xe tiếp tế của NATO và liên quân đã bị lực lượng phiến quân tấn công.


Một cô bé người Afghanistan đang nhìn ra cửa sổ của máy bay trực thăng tại một ngôi làng ở thành phố Maimai, tỉnh Badakshan. Ảnh chụp ngày 01/11/2009.


Một cậu bé đã cắn vào tay của cậu bé lớn tuổi hơn, người đã đẩy cậu ta ra khỏi tầm tay của các binh sĩ Mỹ khi những người lính này đang phát kẹo cho lũ trẻ tại tỉnh Farah hôm ngày 01/11/2009.


Các tay súng của lực lượng Taliban.


Một cậu bé cười trước ống kính khi đang đứng chờ khách hàng tại một khu chợ buôn bán súc vật ở ngoại ô Kabul.


Một người lính của quân đội Afghanistan đang được cấp cứu trên máy bay trực thăng sau khi giẫm phải mìn. Ảnh chụp ngày 01/11/2009 tại tỉnh Kandahar.


Laurie A. Lewkowski, người đứng giữa, Mẹ của chiến sĩ David R. Baker thuộc lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ, đang cố kìm nén cảm xúc trong buổi tang lễ của con trai mình. Theo các sĩ quan quân đội thì Baker, 22 tuổi, đã hy sinh trong cuộc đụng độ lực lượng phiến quân ở tỉnh Helmand.


Các đứa trẻ Afghanistan đang đọc kinh Koran trong một lớp học truyền thống tại một giáo đường cũ của người Do Thái mà nay đã trở thành Thánh đường Hồi giáo.


Binh lính Mỹ tại trại Orgun-E đang xem phim trên máy tính xách tay. Ảnh chụp ngày 06/11/2009.


Cuộc chia tay giữa người cha và đứa con trai trước khi ông lên đường sang chiến trường Afghanistan.


Một cậu bé giơ ngón trỏ hướng xuống đất, cử chỉ đầy ẩn ý.


Còn lại gì khi chiến tranh đi qua?


Hay chỉ là những nấm mộ hoang tàn?

Nguồn: Boston.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét