Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Ảnh - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất ngờ của Nam Cực

Khi nói đến Nam Cực ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một nơi hết sức im ắng, với sự thống trị của băng giá. Nhưng sự thật không phải vậy!

Có rất nhiều nhóm nghiên cứu, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đang ngày đêm làm việc ở nơi đây, để tìm hiểu những thứ mà khoa học chưa biết. Một số nhóm nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, số khác thì tìm hiểu về vũ trụ, ngoài ra còn có các nhóm nghiên cứu về môi trường…

Hôm nay, xin giới thiệu với các bạn một số hình ảnh từ cực Nam của trái đất, nói về quang cảnh nơi đây, môi trường và các hoạt động khoa học.



Hiện tượng halo (quầng mặt trời) và ảo nhật xuất hiện xung quanh mặt trời mọc trên lớp băng ở Nam Cực, 30/12/2011.




Phòng thí nghiệm IceCube, được chiếu sáng bởi ánh trăng. Các nhà khoa học đang sử dụng chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, được chôn sâu dưới Nam Cực, để cố gắng tìm ra manh mối của các phân tử cực nhỏ, hay còn gọi là nơtrinô, hy vọng giải thích được câu hỏi vũ trụ đã hình thành như thế nào.



Dòng sông Peltier chia đôi đảo Doumer và Wiencke ở Palmer Archipelago, Nam Cực. Dòng sông này được đặt theo tên nhà Vật lý học người Pháp Jean Peltier. Ảnh chụp ngày 17/05/2012.



Những đám mây xà cừ quan sát được ngày 06/01/2011. Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực (viết tắt: PSC) là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông, ở cao độ khoảng 15.000–25.000 m (50.000–80.000 ft). Nó là có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn; các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ axít nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn. Các đám mây xà cừ hình thành ở nhiệt độ rất thấp, dưới −78 °C. Nhiệt độ như thế có thể xảy ra ở phần dưới của tầng bình lưu tại vùng cực về mùa đông. Tại châu Nam Cực, nhiệt độ dưới −88 °C thường xuyên tạo ra mây xà cừ kiểu II. Nhiệt độ thấp như thế rất hiếm ở vùng cận Bắc cực. Tại Bắc bán cầu, sự phát sinh của các sóng núi bởi các dãy núi có thể làm lạnh cục bộ phần dưới của tầng bình lưu và dẫn tới sự hình thành của các PSC. Vì thế nói chung , các dạng mây xà cừ chỉ thấy xuất hiện trên bầu trời một số khu vực như Scandinavia, Alaska, châu Nam Cực. (Theo Wikipedia)



Các thành viên trong nhóm xây dựng kính viễn vọng Nam Cực (South Pole Telescope – SPT), 11/01/2012. SPT sẽ giúp các nhà khoa học lập bản đồ đáy vũ trụ được xem như là vết tích của thời kỳ rất nóng mà vũ trụ thời sơ khai đã trải qua cách đây 13 tỉ năm. Một trong các mục tiêu hàng đầu là vén màn bí mật của vũ trụ và xác nhận sự tồn tại của năng lượng đen, lực bí ẩn đối nghịch với trọng lực có thể là nguyên nhân khiến vũ trụ giãn nở.



Hiện tượng Nam cực quang xảy ra ở trên kính viễn vọng SPT, tại trạm Nam Cực Amundsen-Scott, 15/05/2012.



Cái gì đã làm cho tuyết bị dơ như vậy trong bức ảnh chụp từ không trung ở mũi Washington? Thực chất đây là những đàn chim cánh cụt hoàng đế, ảnh chụp ngày 02/11/2011. Giáo sư Paul Ponganis và nhóm của ông ta (Scripps Institution of Oceanography) đã nghiên cứu về loài chim cánh cụt hoàng đế ở khu vực biển Ross trong hàng thập kỷ qua.



Chim cánh cụt hoàng đế chăm sóc con ở mũi Crozier, đảo Ross, Nam Cực, 15/10/2011. Giáo sư Paul Ponganis và nhóm của ông đã nghiên cứu về khả năng lặn của chim cánh cụt hoàng đế. Những con chim cánh cụt này có thể lặn sâu 500 mét trong vòng 12 phút liên tục.



Một chiếc máy bay trực thăng đang di chuyển thiết bị SkyTEM, một công cụ bản đồ điện tử, 29/11/2011. Các nhà khoa học sử dụng SkyTEM để lập bản đồ vùng bờ biển ở Nam Cực.



Trăng tròn trên đảo DeLaca, nằm gần trạm Palmer, 06/04/2012. Đảo này được đặt theo tên của nhà sinh học Ted DeLaca, người làm việc ở Nam Cực trong những năm 1970 của thế kỷ trước.



Hiện tượng Nam Cực quang với màu sắc của cầu vồng chiếu sáng bầu trời đêm ở gần trạm McMurdo, 15/07/2012.



Các nhà khoa học dọn tuyết trên mái nhà trong mùa Đông tối tăm ở Nam Cực, 09/05/2012. Ánh sáng đỏ được dùng chiếu sáng bên ngoài để giảm tối đa tình trạng ô nhiễm ánh sáng, có thể gây ảnh hưởng đến kính viễn vọng.



Mặt trăng và Nam cực quang phía trên phòng thí nghiệm IceCube ở trạm Nam Cực Amundsen-Scott, 24/08/2012.



Vẻ đẹp nguy nga của vùng bán đảo Nam Cực, ảnh chụp ngày 30/06/2012.



Một chú hải cẩu bơi lảng vảng ở gần mũi Washington, đảo Ross, 22/11/2011.



Trạm McMurdo, Nam Cực, 11/2011.



Một nhà khoa học tham gia chương trình Nam Cực của Mỹ đứng gần trạm McMurdo, 01/10/2012.



Hệ thống thu tín hiệu vệ tinh ở trạm Nam Cực Amundsen-Scott, ảnh chụp 23/08/2012. Vầng ánh sáng ở cuối đường chân trời cho thấy mặt trời sẽ mọc trong một vài tuần nữa.



Một Module quang học số thuộc phòng thí nghiệm IceCube dùng để quan sát hạt Nơtrinô đang được đưa xuống lớp băng ở Nam Cực.



Kỹ sư về không gian người Argentina Pablo de Leon, một thành viên của NASA, đang kiểm tra một bộ đồ không gian được thiết kế để có thể dùng trên sao Hoả, tại căn cứ Marambio của Argentina ở Nam Cực, 13/03/2011. Bộ đồ không gian có tên mã NDX-1, được thiết kế bở De Leon, có thể chịu được nhiệt độ rất lạnh và các cơn gió với sức mạnh 75km/h, để đảm bảo cho các nhà nghiên cứu có thể lấy mẫu đất trên sao Hoả. Bộ đồ mẫu này có giá 100.000USD, được chế tạo nhờ nguồn quỹ của NASA, được làm từ hơn 350 loại chất liệu khác nhau, trong đó bao gồm sợi Kevlar và sợi carbon, để giúp giảm trọng lượng nhưng không bị giảm độ bền.



Một nhà khoa học thưởng thức cái lạnh mùa Đông và bóng đêm ở bên ngoài phòng thí nghiệm IceCube tại trạm Nam Cực Amundsen-Scott, 17/08/2012. Dải ánh sáng xanh phía sau là hiện tượng Nam Cực quang. Phía trên là dải ngân hà Milky Way.



Một tảng băng ở gần bán đảo Nam Cực, 24/10/2011.



Hoàng hôn buông xuống trạm Palmer, 31/03/2011. Phía xa là đảo Torgersen và Litchfield.



Các “dấu chân” trên tuyết ở Nam Cực. Sau một cơn bão, lớp tuyết phủ lên trên những tảng băng tuyết cứng sẽ bị gió thổi bay đi, để lại những “dấu chân” với hình dáng lạ.



Trại nghiên cứu Vostok ở Nam Cực, ảnh chụp hồi tháng 01/2005. Các nhà khoa học Nga đã sử dụng trạm này để khoan xuống lớp băng của hồ Vostok, vốn bị chôn vùi dưới Nam Cực hơn 14 triệu năm.



Trạm nghiên cứu Vostok của Nga ở Nam Cực nhìn từ trên cao.



Các nhà nghiên cứu người Nga chụp ảnh ở trạm Vostok, Nam Cực, 06/02/2012.



Một chiếc xe Pisten-Bully chạy trên lớp băng ở vùng McMurdo Sound, ngang qua dãy núi Royal Society, 27/11/2011. Những thiết bị di chuyển nhỏ được các nhà khoa học sử dụng để đi những quãng đường ngắn nhằm thực hiện công tác nghiên cứu.



Một tảng băng ở gần bán đảo Nam Cực, 24/10/2011.



Phần boong sau của tàu nghiên cứu NATHANIEL B. PALMER chìm trong dòng nước lạnh khi nó đến biển Nam Cực, 01/10/2011.



Boong tàu nghiên cứu NATHANIEL B. PALMER bị bao phủ bởi một lớp băng khi nó đến biển Nam Cực, 03/10/2011.



Mặt trời mọc trên đường chân trời hôm 22/09/2012, kể từ lần cuối cùng hôm 22/03/2012, tại trạm Nam Cực Amundsen-Scott.



Một chú hải cẩu Weddell mẹ ngóc đầu ra khỏi lỗ hang để nói chuyện với đứa con nhỏ của nó, 30/11/2011.



Nhà thờ Norwegian Lutheran ở trạm săn bắt cá voi Grytviken, trên đảo Nam Georgia, 27/09/2011. Đảo này nằm dưới sự quản lý của Vương Quốc Anh qua trạm kiểm soát Vua Edward, nằm cách nhà thờ trên một khoảng ngắn.



Dải ngân hà Milky Way và hiện tượng Nam Cực quang, nhìn thấy trên đảo Ross, Nam Cực, 15/07/2012.



Nhà khoa học Heather Moe đi bộ ngược chiều gió từ trạm Nam Cực Amundsen-Scott để lấy mẫu không khí sạch, 07/02/2012. Mẫu không khí sạch được giám định để kiểm tra mức độ của các thành phần như carbon điôxít hay ôzôn.

LEVUONGTHINH - TINHTE.VN / THE ATLANTIC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét