(Kienthuc.net.vn) - Điều kiện sống có thay đổi thế nào thì các loài vật cũng sẽ tìm ra cách để thích ứng với môi trường mới, cho dù có thể là những cách rất kỳ quái.
Sói bờm. Đây là loài động vật thuộc họ chó. Với bộ lông màu hung đỏ, cùng đôi tai dựng đứng, trông chúng khá giống với loài chó sói đỏ, trừ việc nó có đôi chân dài. Nhiều nhà khoa học cho rằng, loài này sở hữu đôi chân “độc chiêu” như vậy là để có thể thích ứng được với cuộc sống trên các thảm cỏ ở Nam Mỹ. Đôi chân dài giúp chúng nhìn thấy kẻ thù trong những biển cỏ.
Vượn cáo bay Sunda. Giống như loài sóc bay, vượn cáo bay đã phát triển cách thức bay bằng cách căng những mẫu da giữa các chi để có thể di chuyển giữa các cây-môi trường sống chính của nó. Chân và các chi phát triển để phù hợp với việc leo trèo, chứ không sử dụng để di chuyển trên mặt đất. Do vậy khi bị rơi xuống mặt đất, loài này gần như sẽ “tử nạn”.
Linh dương Gerenuk. Loài linh dương Gerenuk có một chiếc cổ dài, những đôi chân khẳng khiu, giúp chúng có thể đứng bằng 2 chân sau và ăn những chiếc lá cây acacia (giống cây keo) trên các hoang mạc châu Phi.
Cá heo Irrawaddy. Loài này sống chủ yếu ở vùng bờ biển Đông Nam Á, vùng vịnh Bengal, Ấn Độ. Nhiều năm qua, loài này đã gây dựng được mối quan hệ mật thiết với người dân chài địa phương. Chúng sẽ dẫn dụ các đàn cá đến lưới và ăn những con cá chưa vào lưới trước khi lưới được kéo lên. Đây cũng là loài duy nhất có được mối quan hệ như vậy với con người.
Hươu tóc búi. Loài hươu tóc búi này của Trung Quốc, khác hẳn so với tất cả các loài hươu khác là chúng có răng nanh, là răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng. Chiếc răng nanh này được chúng dùng để chiến đấu. Và ngoài ra, loài này ăn cả xác động vật chết, một điều cực hiếm trong thế giới hươu.
Sâu Cyphonia clavata. Loài này có điểm đặc biệt là có thêm một phần thừa hình con kiến trên lưng. Phần thừa này khiến kẻ thù của chúng chán nản mà bỏ đi.
Hươu đỏ. Loài này sống ở Nam Á. Nó có một số đặc điểm không thể tìm thấy ở những loài hươu khác. Khi gặp nguy hiểm, nó phát ra tiếng kêu như tiếng sủa ngắn, chói tai để cảnh báo những con khác trong đàn. Nó cũng có một chiếc răng nanh nhỏ, được dùng trong mùa giao phối để đánh nhau.
Chim dẻ quạt hoàng gia Amazon. Trong khi, với các loài chim khác, chỉ có con đực hoặc con cái có màu sắc sặc sỡ, cả 2 giới của loài dẻ quạt hoàng gia Amazon đều có một đám lông lớn, hình dẻ quạt màu sắc sặc sỡ ngay trên trán. Con cái thường có lông màu vàng, con đực có lông màu đỏ cam.
Kiến lưỡi câu. Công viên hoàng gia Virachey của Campuchia có một loài kiến cực độc, kiến lưỡi câu. Điều khiến nó đặc biệt chính là phần thừa có hình lưỡi câu trên lưng. Phần này được dùng để chống lại kẻ thù.
Kỳ nhông ET (kỳ nhông ngoài hành tinh).Loài kỳ nhông này sống ở vùng rừng nhiệt đới Ecuador. Điều đặc biệt là loài này không hề có phổi. Nó “thở” qua da, hấp thụ oxy trực tiếp từ môi trường.
Sói bờm. Đây là loài động vật thuộc họ chó. Với bộ lông màu hung đỏ, cùng đôi tai dựng đứng, trông chúng khá giống với loài chó sói đỏ, trừ việc nó có đôi chân dài. Nhiều nhà khoa học cho rằng, loài này sở hữu đôi chân “độc chiêu” như vậy là để có thể thích ứng được với cuộc sống trên các thảm cỏ ở Nam Mỹ. Đôi chân dài giúp chúng nhìn thấy kẻ thù trong những biển cỏ.
Vượn cáo bay Sunda. Giống như loài sóc bay, vượn cáo bay đã phát triển cách thức bay bằng cách căng những mẫu da giữa các chi để có thể di chuyển giữa các cây-môi trường sống chính của nó. Chân và các chi phát triển để phù hợp với việc leo trèo, chứ không sử dụng để di chuyển trên mặt đất. Do vậy khi bị rơi xuống mặt đất, loài này gần như sẽ “tử nạn”.
Linh dương Gerenuk. Loài linh dương Gerenuk có một chiếc cổ dài, những đôi chân khẳng khiu, giúp chúng có thể đứng bằng 2 chân sau và ăn những chiếc lá cây acacia (giống cây keo) trên các hoang mạc châu Phi.
Cá heo Irrawaddy. Loài này sống chủ yếu ở vùng bờ biển Đông Nam Á, vùng vịnh Bengal, Ấn Độ. Nhiều năm qua, loài này đã gây dựng được mối quan hệ mật thiết với người dân chài địa phương. Chúng sẽ dẫn dụ các đàn cá đến lưới và ăn những con cá chưa vào lưới trước khi lưới được kéo lên. Đây cũng là loài duy nhất có được mối quan hệ như vậy với con người.
Hươu tóc búi. Loài hươu tóc búi này của Trung Quốc, khác hẳn so với tất cả các loài hươu khác là chúng có răng nanh, là răng nanh dài đến mức thò cả ra khỏi miệng. Chiếc răng nanh này được chúng dùng để chiến đấu. Và ngoài ra, loài này ăn cả xác động vật chết, một điều cực hiếm trong thế giới hươu.
Sâu Cyphonia clavata. Loài này có điểm đặc biệt là có thêm một phần thừa hình con kiến trên lưng. Phần thừa này khiến kẻ thù của chúng chán nản mà bỏ đi.
Hươu đỏ. Loài này sống ở Nam Á. Nó có một số đặc điểm không thể tìm thấy ở những loài hươu khác. Khi gặp nguy hiểm, nó phát ra tiếng kêu như tiếng sủa ngắn, chói tai để cảnh báo những con khác trong đàn. Nó cũng có một chiếc răng nanh nhỏ, được dùng trong mùa giao phối để đánh nhau.
Chim dẻ quạt hoàng gia Amazon. Trong khi, với các loài chim khác, chỉ có con đực hoặc con cái có màu sắc sặc sỡ, cả 2 giới của loài dẻ quạt hoàng gia Amazon đều có một đám lông lớn, hình dẻ quạt màu sắc sặc sỡ ngay trên trán. Con cái thường có lông màu vàng, con đực có lông màu đỏ cam.
Kiến lưỡi câu. Công viên hoàng gia Virachey của Campuchia có một loài kiến cực độc, kiến lưỡi câu. Điều khiến nó đặc biệt chính là phần thừa có hình lưỡi câu trên lưng. Phần này được dùng để chống lại kẻ thù.
Kỳ nhông ET (kỳ nhông ngoài hành tinh).Loài kỳ nhông này sống ở vùng rừng nhiệt đới Ecuador. Điều đặc biệt là loài này không hề có phổi. Nó “thở” qua da, hấp thụ oxy trực tiếp từ môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét