(Kienthuc.net.vn) - Ít ai biết rằng, trong biên chế Hải quân Mỹ có một chiếc tàu chiến mang tên thành phố Việt Nam, đó là tuần dương hạm USS Húe City (CG-66).
Hiện nay, chiến hạm Mỹ thường đặt theo tên danh nhân, thành phố và trận đánh mà Quân đội Mỹ tham gia. Ví dụ như các tàu sân bay lớp Nimitz được đặt tên theo các đời Tổng thống, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio đặt theo tên các bang, tàu khu trục lớp Arleigh Burke đặt theo tên danh nhân, chính trị gia nổi tiếng. Còn đối với tuần dương hạm tên lửa Ticonderoga đặt theo tên các trận đánh ở khắp nơi trên thế giới mà Quân đội Mỹ tham gia. Vì lẽ đó mới có sự xuất hiện của cái tên USS Húe City (CG-66) theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968.
Địa danh thành phố Huế được đặt cho chiếc tàu thuộc lớp Ticonderoga. Đây được xem là loại tàu chiến đấu tên lửa mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiện nay.
USS Húe City (CG-66) có lượng giãn nước lên tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuốc bin khí cực khỏe cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h.
Con tàu được trang bị hệ thống điện tự đồ sộ “nhất thế giới” với siêu radar mạng pha điện tử quét chủ động AN/SPY-1A/B có khả năng trinh sát, phát hiện mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa).
Tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống) chứa nhiều loại tên lửa hiện đại gồm: tên lửa đối không; tên lửa hành trình đối đất; tên lửa chống ngầm.
Đặc biệt, USS Húe City (CG-66) có khả năng bắn được tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo “siêu hạng” SM-3 nổi tiếng. Loại vũ khí có thể bắn hạ tên lửa ở độ cao 160km, tầm bắn xa tới 500km. Ảnh minh họa
Ngoài các hệ thống tên lửa, USS Húe City (CG-66) còn trang bị vũ khí tầm gần chống mục tiêu trên biển và trên không. Trong ảnh là pháo hạm Mk 45 cỡ 127mm có thể tấn công tàu địch ở tầm 24km. Ảnh minh họa
Hệ thống pháo phòng không cao tốc tầm gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm trên tàu USS Húe City (CG-66) đang khai hỏa. Đây được coi như là “lá chắn” phòng thủ cuối cùng chống máy bay, tên lửa hành trình khi nó vượt qua các tầng phòng thủ tên lửa tầm trung, xa.
Trong ảnh là phòng điều hành hệ thống chiến đấu Aegis bên trong tàu US Húe City (CG-66).
USS Húe City (CG-66) được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đông tới 340 người.
Đuôi tàu có sân đáp và nhá chứa cung cấp khả năng cất hạ cánh cho 2 trực thăng săn ngầm SH-60.
Trong quá khứ, ngoài USS Húe City (CG-66), Mỹ từng có ý định đặt tên Khe Sanh hoặc Đà Nẵng cho tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa được khởi đóng năm 1976. Tuy nhiên, sau cùng người Mỹ quyết định chọn tên Peleliu theo tên trận đánh trong chiến tranh thế giới thứ hai cho con tàu này. Vì thế, USS Húe City (CG-66) có lẽ là tàu độc nhất của Hải quân Mỹ mang tên thành phố Việt Nam.
Hiện nay, chiến hạm Mỹ thường đặt theo tên danh nhân, thành phố và trận đánh mà Quân đội Mỹ tham gia. Ví dụ như các tàu sân bay lớp Nimitz được đặt tên theo các đời Tổng thống, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio đặt theo tên các bang, tàu khu trục lớp Arleigh Burke đặt theo tên danh nhân, chính trị gia nổi tiếng. Còn đối với tuần dương hạm tên lửa Ticonderoga đặt theo tên các trận đánh ở khắp nơi trên thế giới mà Quân đội Mỹ tham gia. Vì lẽ đó mới có sự xuất hiện của cái tên USS Húe City (CG-66) theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968.
Địa danh thành phố Huế được đặt cho chiếc tàu thuộc lớp Ticonderoga. Đây được xem là loại tàu chiến đấu tên lửa mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiện nay.
USS Húe City (CG-66) có lượng giãn nước lên tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m. Tàu trang bị hệ thống động cơ tuốc bin khí cực khỏe cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60km/h.
Con tàu được trang bị hệ thống điện tự đồ sộ “nhất thế giới” với siêu radar mạng pha điện tử quét chủ động AN/SPY-1A/B có khả năng trinh sát, phát hiện mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa).
Tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống) chứa nhiều loại tên lửa hiện đại gồm: tên lửa đối không; tên lửa hành trình đối đất; tên lửa chống ngầm.
Đặc biệt, USS Húe City (CG-66) có khả năng bắn được tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo “siêu hạng” SM-3 nổi tiếng. Loại vũ khí có thể bắn hạ tên lửa ở độ cao 160km, tầm bắn xa tới 500km. Ảnh minh họa
Ngoài các hệ thống tên lửa, USS Húe City (CG-66) còn trang bị vũ khí tầm gần chống mục tiêu trên biển và trên không. Trong ảnh là pháo hạm Mk 45 cỡ 127mm có thể tấn công tàu địch ở tầm 24km. Ảnh minh họa
Hệ thống pháo phòng không cao tốc tầm gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm trên tàu USS Húe City (CG-66) đang khai hỏa. Đây được coi như là “lá chắn” phòng thủ cuối cùng chống máy bay, tên lửa hành trình khi nó vượt qua các tầng phòng thủ tên lửa tầm trung, xa.
Trong ảnh là phòng điều hành hệ thống chiến đấu Aegis bên trong tàu US Húe City (CG-66).
USS Húe City (CG-66) được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đông tới 340 người.
Đuôi tàu có sân đáp và nhá chứa cung cấp khả năng cất hạ cánh cho 2 trực thăng săn ngầm SH-60.
Trong quá khứ, ngoài USS Húe City (CG-66), Mỹ từng có ý định đặt tên Khe Sanh hoặc Đà Nẵng cho tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa được khởi đóng năm 1976. Tuy nhiên, sau cùng người Mỹ quyết định chọn tên Peleliu theo tên trận đánh trong chiến tranh thế giới thứ hai cho con tàu này. Vì thế, USS Húe City (CG-66) có lẽ là tàu độc nhất của Hải quân Mỹ mang tên thành phố Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét