Chú ngựa có tên Linus này sống ở thế kỷ 19, nổi tiếng bởi bộ bờm dài kỳ lạ.
Chú sinh năm 1884, là “hậu duệ” của loài ngựa hoang “bờm dài Oregon”, sống ở núi Oregon, Mỹ. Loài này có bộ lông màu hạt dẻ, và nổi bật bởi bộ bờm và đuôi siêu dài. Sau khi bị thuần hóa, bộ bờm này ngày càng trở nên dài hơn.
Chú ngựa Linus có cha là ngựa đầu đàn của loài ngựa này tại Oregon.
Theo như những lời quảng cáo về chú ngựa thời đó viết thì “trong vòng 3 năm, từ khi 4 tuổi, bộ bờm và đuôi của chú dài nhanh chóng, cứ 7 cm/tháng. Chú ngựa có khuôn mặt và 4 chân màu trắng, cùng bộ bờm màu lanh nhạt”.
Việc chăm sóc chú ngựa này khá cầu kỳ. Chú được “tắm bằng nước lạnh, không có chút chất bổ nào. Trước khi biểu diễn, bờm của chú được chia làm nhiều túm, buộc lại, cuộn vào và cho vào túi để tránh bị bẩn.
Linus chết vào năm 1894, nhưng trước khi chết, nó kịp sinh ra một chú ngựa con có tên Linus II. Chú ngựa con này cũng mang vẻ đẹp của ngựa bố. Đáng tiếc là loài này đã bị tuyệt chủng.
Chú sinh năm 1884, là “hậu duệ” của loài ngựa hoang “bờm dài Oregon”, sống ở núi Oregon, Mỹ. Loài này có bộ lông màu hạt dẻ, và nổi bật bởi bộ bờm và đuôi siêu dài. Sau khi bị thuần hóa, bộ bờm này ngày càng trở nên dài hơn.
Chú ngựa Linus có cha là ngựa đầu đàn của loài ngựa này tại Oregon.
Theo như những lời quảng cáo về chú ngựa thời đó viết thì “trong vòng 3 năm, từ khi 4 tuổi, bộ bờm và đuôi của chú dài nhanh chóng, cứ 7 cm/tháng. Chú ngựa có khuôn mặt và 4 chân màu trắng, cùng bộ bờm màu lanh nhạt”.
Việc chăm sóc chú ngựa này khá cầu kỳ. Chú được “tắm bằng nước lạnh, không có chút chất bổ nào. Trước khi biểu diễn, bờm của chú được chia làm nhiều túm, buộc lại, cuộn vào và cho vào túi để tránh bị bẩn.
Linus chết vào năm 1894, nhưng trước khi chết, nó kịp sinh ra một chú ngựa con có tên Linus II. Chú ngựa con này cũng mang vẻ đẹp của ngựa bố. Đáng tiếc là loài này đã bị tuyệt chủng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét