Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Ảnh - Núi lửa Soufriere Hills

From: Tinh Tế

Trước năm 1995, hòn đảo nhỏ Montserrat trên vùng biển Caribe là một điểm du lịch rất thanh bình – đây là một vùng lãnh thổ thuộc Anh với số dân khoảnh 11.000 người. Nhưng sau đó, ngọn núi lửa Soufriere Hills “thức giấc” sau quãng thời gian ngủ yên khá lâu từ thế kỷ 17. Hàng ngàn người sống trên đường đi trực tiếp của các dòng bùn và đá vụn núi lửa cực nóng. Thủ phủ của hòn đảo là thị trấn Plymouth cùng 20 khu dân cư khác đã bị phá huỷ hoàn toàn.

Hàng chục người đã bị mất mạng, và hàng ngàn người khác phải đi sơ tán khi các đợt phun trào liên tục tiếp diễn. Hơn 7.000 người đã chuyển đi nơi khác sống, và ngành du lịch đầy tiềm năng bị tan biến. Dù hiện tại ngọn núi lửa Soufriere Hills vẫn đang hoạt động, nhưng có vẻ khá là im ắng từ năm 2010, trong khi đó một nửa hòn đảo này vẫn ở trong tình trạng cấm. Bộ ảnh này sẽ cho các bạn thấy được sự khủng khiếp của hoạt động núi lửa và ảnh hưởng về lâu dài của nó đối với cuộc sống con người.


Ảnh chụp hòn đảo Montserrat ở vùng biển Caribe, với núi lửa Soufriere Hills đang phun trào, chụp từ trạm vũ trụ quốc tế ISS, 11/10/2009. Ngọn núi lửa này đã ngủ yên và rồi hoạt động lại trong hàng ngàn năm qua. Lần hoạt động gần đây nhất bắt đầu từ năm 1995, và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại.


Khói, hơi nước và tro bụi phun lên không trung từ núi lửa Soufrier Hills nhìn từ pháo đài Ghaut, trên đảo Montserrat, 04/08/1997. Một đợt phun trước lúc bình minh đã khiến nhiều phải tháo chạy khỏi một “khu vực an toàn” cũ, trong khi chính phủ phải yêu cầu hàng trăm người khác đi sơ tán.


Bé Emmanuel Ryan, 2 tuổi, nhìn về phía bầu trời tối sầm ở Olveston, đảo Montserrat, từ vòng tay của Mẹ, 08/04/1996. Núi lửa Soufriere Hills đã phun trào trở lại, thổi cột tro bụi cao hơn 1.200m lên bầu trời.


Plymouth, thủ phủ cũ của đảo Montserrat, hiện tại là một thị trấn ma, 21/08/1997, khi lớp đá từ một dòng chảy đá vụn của núi lửa Soufriere Hills tràn vào thị trấn.


Nhân viên cứu hộ khiêng các xác chết từ ngôi làng Trants, đảo Montserrat, 26/06/1997. Dòng đá vụn tràn qua ngôi làng, phá huỷ mọi thứ trên đường đi của nó và lấy đi mạng sống của ít nhất 7 người.


Các nhân viên cứu hộ làm việc gần làng Trants, Montserrat, Thứ Sáu 27/06/1997.


Khói và tro bụi bay lên từ núi lửa Soufriere Hills, 19/08/1997.


Tro bụi và đá núi lửa cắt ngang một khu vực của thị trấn Plymouth, Montserrat, nhìn từ không trung, 20/08/1997.


Núi lửa Soufriere Hills phun tro bụi và hơi nước khi nhìn từ khu vực gần Salem, Montserrat, 25/08/1997.


Một nhà thờ ở thị trấn Plymouth bị bao phủ bởi lớp tro bụi dày 3m và thứ mà các nhà khoa học gọi là dòng đá vụn, hay đá và tro siêu nóng, 28/08/1997.


Một chiếc máy bay trực thăng Lynx của quân đội hoàng gia Anh bay từ tàu chiến HMS Liverpool, đi khảo sát khu vực bị thiệt hại, 22/08/1997.


Một lớp tro bụi dày phủ lên khu chợ trung tâm ở Plymouth, 04/08/1997, sau khi trọ bụi và đá siêu nóng từ núi lửa Soufriere Hills khiến nó bị bốc cháy tại thủ phủ bị bỏ hoang trên đảo Montserrat.


Một chú chó đơn độc lang thang trên những con đường đầy tro bụi ở Plymouth, 28/08/1997, một vài tuần sau khi thị trấn này bị dòng đá vụn tàn phá.


Một chi nhánh ngân hàng ở Plymouth, Montserrat bốc cháy sau khi dòng đá vụn chảy qua, 04/08/1997.


Thị trấn Plymouth, Montserrat nằm dưới lớp tro bụi dài hơn 3m, 28/08/1997.


Một cửa hiệu video bị bỏ hoang trong khu vực trung tâm của thị trấn Plymouth, 28/08/1997.


Một phòng điện thoại công cộng truyền thống kiểu Anh nằm lồi lên một nửa trong lớp tro bụi núi lửa ở thị trấn Plymouth, 02/03/1998. Gió thổi tung bụi vào không khí và khiến cho việc hít thở gặp khó khăn nếu không đeo mặt nạ.


Những ngôi nhà bị bỏ hoang gần khu vực nơi dòng đá vụn chảy qua trước khi nằm dưới sườn núi thấp của núi lửa Soufriere Hills, 11/10/2012.


Một người đàn ông ngồi ở khu nghĩa trang bị vùi lấp dưới lớp tro bụi và bùn từ núi lửa Soufriere Hills, 15/07/2003. Người dân đã dọn dẹp sau khi vòm núi lửa bị đổ sụp vài ngày trước đó, chôn vùi hòn đảo dưới một lớp bụi dày.


Khách du lịch Canada tham gia tour tham quan đảo trong một ngày đứng xem ngọn núi lửa Soufriere Hills đang hoạt động từ một chòi quan sát nằm ở ngay bên ngoài khu vực cấm ở Montserrat, trên đồi Jack Boy, 04/05/2006.


Hơn 10 năm sau đợt phun trào đầu tiên, thị trấn Plymouth, thủ phủ nhộn nhịp của đảo Montserrat, nằm gần như hoàn toàn dưới các lớp tro núi lửa, 05/05/2006.


Các công trình ở Plymouth bị chôn vùi gần hết bên trong khu vực cấm ở đảo Montserrat, 05/05/2006.


Đường băng sân bay Bramble trên đảo Montserrat, gần như bị dòng đá vụn chôn vùi, trong một bức ảnh chụp qua Google Earth, sử dụng các hình ảnh từ năm 2008 đến 2010. Cho đến hiện tại thì toàn bộ đường băng đã biến mất, sau đợt phun trào năm 2010.


Một đám mây tro bụi và khí cực nóng bay lên từ núi lửa Soufriere Hills, nhìn từ Olveston, Montserrat, 08/01/2007. Theo báo cáo thì đám mây này bốc cao đến hơn 8km trên bầu trời.


Núi lửa Soufriere Hills phun trào trên đảo Montserrat ở vùng biển Caribe, 23/01/2010. Ba tuần sau khi bức ảnh này được chụp, vòm núi lửa tiếp tục trải qua một đợt sụp đổ lớn, kéo theo những đợt phun trào và các dòng đá vụn diễn ra trong hàng giờ đồng hồ.


Ảnh bãi biển phía Bắc của đảo Montserrat, nhìn từ sân bay Bramble, 01/05/2012. Xem lại ảnh số 23 ở trên, chụp tại cùng khu vực hồi trước năm 2010.


Ảnh chụp từ máy bay trực thăng trong một chuyến bay khảo sát trên Plymouth, 24/05/2012.


Ảnh chụp từ máy bay trực thăng trong một chuyến bay khảo sát trên Plymouth, 24/05/2012.


Ảnh chụp từ máy bay trực thăng trong một chuyến bay khảo sát trên Plymouth, 24/05/2012. So sánh với ảnh số 8 ở trên để thấy sự thay đổi trong vòng 15 năm qua.


Một cái hồ bơi gần Plymouth bị lấp đầy bởi tro bụi từ những đợt phun trào của núi lửa Soufriere Hills.


Khung cảnh bên trong một khách sạn bị bỏ hoang gần Plymouth, 30/04/2012.

Nguồn: The Atlantic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét