Người Anh đang “hối hả” đóng tàu sân bay lớn nhất Tây Âu HMS Queen Elizabeth.
Nhằm thay thế lớp tàu sân bay Invincible đã trải qua hơn 30 năm phục vụ, năm 2009 nước Anh đã khởi đóng tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Hiện nay, dự án này được khẩn trương thực hiện. Trong ảnh là tháp điều khiển thứ hai của tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp này mới được hoàn thành.
Đây là phần tháp điều khiển thứ 2 sẽ được đặt ở phía sau tàu.
Trong ảnh là hình phác họa kiểu dáng tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Điều đặc biệt ở con tàu này là thiết kế với 2 tháp điều khiển thay vì chỉ một như các tàu sân bay trên thế giới.
Việc đóng mới tàu sân bay Queen Elizabeth được áp dụng công nghệ theo kết cấu module nên mỗi phần của tàu được chế tạo ở những nơi khác nhau. Cũng như module tháp điều khiển thứ nhất (trong ảnh), chiếc thứ 2 sẽ trải qua cuộc “hành quân” trên biển để tới xưởng đóng tàu chính.
Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này mang tên HMS Queen Elizabeth đang được nhà máy đóng tàu Rosyth Royal Dockyard (Scotland) thi công.
Các thành phần khác của tàu được thực hiện ở 6 nhà máy trên khắp nước Anh gồm: BAE Systems Surface Ships (Glasgow); Badcock (Appledore); chi nhánh Babcock (ở Rosyth, Scotland); A&P Tyne (Hebburn); chi nhánh BAE Systems và Cammell Laird (Birkenhead).
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có lượng giãn nước 65.600 tấn, dài 284m, rộng 39m. Với kích thước này, con tàu đã trở thành tàu sân bay lớn nhất Tây Âu, thứ 2 tính toàn châu Âu (sau tàu sân bay Kuznetsov của Nga).
Con tàu không được thiết kế với hệ thống động lực hạt nhân mà vẫn sử dụng động cơ tuốc bin khí hoặc diesel truyền thống.
Boong phóng máy bay có diện tích khoảng 16.000 m2.
Boong phóng cũng thiết kế kiểu “nhảy cầu” thay vì dùng máy phóng thủy lực như của Mỹ để hỗ trợ máy bay cất cánh.
Một module phần thân tàu đang được hệ thống cần cẩu đưa vào vị trí lắp ráp.
Trong ảnh là cửa khoang chứa máy báy bên trong tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Con tàu được thiết kế để có khả năng chở được 40 máy bay các loại gồm: tiêm kích tàng hình F-35B; trực thăng vận tải hạng nặng CH-47; trực thăng chiến đấu AH-64 Apache; trực thăng săn ngầm Merlin và Lynx Wildcat.
Dự kiến, chiếc tàu đầu tiên sẽ hoàn thiện và ra biển thử nghiệm trong năm 2017.
Tương lai, Hải quân Hoàng gia Anh dự tính sẽ đóng thêm một chiếc mang tên HMS Prince of Wales.
Nhằm thay thế lớp tàu sân bay Invincible đã trải qua hơn 30 năm phục vụ, năm 2009 nước Anh đã khởi đóng tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Hiện nay, dự án này được khẩn trương thực hiện. Trong ảnh là tháp điều khiển thứ hai của tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp này mới được hoàn thành.
Đây là phần tháp điều khiển thứ 2 sẽ được đặt ở phía sau tàu.
Trong ảnh là hình phác họa kiểu dáng tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Điều đặc biệt ở con tàu này là thiết kế với 2 tháp điều khiển thay vì chỉ một như các tàu sân bay trên thế giới.
Việc đóng mới tàu sân bay Queen Elizabeth được áp dụng công nghệ theo kết cấu module nên mỗi phần của tàu được chế tạo ở những nơi khác nhau. Cũng như module tháp điều khiển thứ nhất (trong ảnh), chiếc thứ 2 sẽ trải qua cuộc “hành quân” trên biển để tới xưởng đóng tàu chính.
Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này mang tên HMS Queen Elizabeth đang được nhà máy đóng tàu Rosyth Royal Dockyard (Scotland) thi công.
Các thành phần khác của tàu được thực hiện ở 6 nhà máy trên khắp nước Anh gồm: BAE Systems Surface Ships (Glasgow); Badcock (Appledore); chi nhánh Babcock (ở Rosyth, Scotland); A&P Tyne (Hebburn); chi nhánh BAE Systems và Cammell Laird (Birkenhead).
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có lượng giãn nước 65.600 tấn, dài 284m, rộng 39m. Với kích thước này, con tàu đã trở thành tàu sân bay lớn nhất Tây Âu, thứ 2 tính toàn châu Âu (sau tàu sân bay Kuznetsov của Nga).
Con tàu không được thiết kế với hệ thống động lực hạt nhân mà vẫn sử dụng động cơ tuốc bin khí hoặc diesel truyền thống.
Boong phóng máy bay có diện tích khoảng 16.000 m2.
Boong phóng cũng thiết kế kiểu “nhảy cầu” thay vì dùng máy phóng thủy lực như của Mỹ để hỗ trợ máy bay cất cánh.
Một module phần thân tàu đang được hệ thống cần cẩu đưa vào vị trí lắp ráp.
Trong ảnh là cửa khoang chứa máy báy bên trong tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Con tàu được thiết kế để có khả năng chở được 40 máy bay các loại gồm: tiêm kích tàng hình F-35B; trực thăng vận tải hạng nặng CH-47; trực thăng chiến đấu AH-64 Apache; trực thăng săn ngầm Merlin và Lynx Wildcat.
Dự kiến, chiếc tàu đầu tiên sẽ hoàn thiện và ra biển thử nghiệm trong năm 2017.
Tương lai, Hải quân Hoàng gia Anh dự tính sẽ đóng thêm một chiếc mang tên HMS Prince of Wales.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét