Kienthuc.net.vn - Shawn Heinrichs, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim đã may mắn có cơ hội ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi khi 6 con cá hổ kình tấn công một tốp cá nhà táng tại Sri Lanka.
Nếu như loài cá hổ kình mà sống trên cạn, ắt hẳn chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối. Đây là loài cá rất thông minh, có tính bầy đàn cao, chúng thường tấn công các con cá voi và cá mập, thậm chí là cả hải cẩu trên những tảng băng trôi ở Nam Cực.
“Cá hổ kình tấn công cá nhà táng là điều rất ít khi được chứng kiến và ghi nhận”- Robert Pitman, một nhà sinh thái học biển của Trung tâm khoa học nghề cá tây nam thuộc Ban quản lý trời-biển quốc gia, Mỹ cho biết.
Đây là lần đầu tiên cuộc đại chiến như thế này được ghi nhận lại.
Trong vòng 30 phút, 5 con cá hổ kình liên tục tấn công 6 con cá nhà táng, đập và cắn chúng.
“Trên thế giới, có rất ít nhóm cá hổ kình có khả năng tấn công được cá nhà táng và lũ con của chúng”-Pitman nói.
Cá nhà táng thường lớn hơn và có khả năng lặn sâu, lặn lâu hơn so với cá hổ kình. Những chiếc đuôi đầy sức mạnh của chúng cũng là một khó khăn đối với kẻ thù.
“Một cú vẫy đuôi của cá nhà táng có thể khiến tính mạng cá hổ kình lâm nguy. Hơn nữa, dù kích thước ngoại cỡ và những chiếc răng đầy ấn tương, cá nhà táng lại khá nhút nhát và sợ hãi khi cá hổ kình xuất hiện. Chúng thường không trực tiếp tấn công cá hổ kình bằng một cú vẫy đuôi”.
Heinrichs và đồng nghiệp của mình đã thấy một chiếc vây khổng lồ của cá hổ kình trồi lên mặt nước và sau đó họ thấy một nhóm cá nhà táng đang co cụm lại trong tư thế tự vệ tại vùng biển ngoài khơi Sri Lanka.
Trận chiến kết thúc, dường như là những chú cá hổ kình đã kịp tách riêng một con cá nhà táng trẻ ra khỏi đàn để tấn công.
Nếu như loài cá hổ kình mà sống trên cạn, ắt hẳn chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối. Đây là loài cá rất thông minh, có tính bầy đàn cao, chúng thường tấn công các con cá voi và cá mập, thậm chí là cả hải cẩu trên những tảng băng trôi ở Nam Cực.
“Cá hổ kình tấn công cá nhà táng là điều rất ít khi được chứng kiến và ghi nhận”- Robert Pitman, một nhà sinh thái học biển của Trung tâm khoa học nghề cá tây nam thuộc Ban quản lý trời-biển quốc gia, Mỹ cho biết.
Đây là lần đầu tiên cuộc đại chiến như thế này được ghi nhận lại.
Trong vòng 30 phút, 5 con cá hổ kình liên tục tấn công 6 con cá nhà táng, đập và cắn chúng.
“Trên thế giới, có rất ít nhóm cá hổ kình có khả năng tấn công được cá nhà táng và lũ con của chúng”-Pitman nói.
Cá nhà táng thường lớn hơn và có khả năng lặn sâu, lặn lâu hơn so với cá hổ kình. Những chiếc đuôi đầy sức mạnh của chúng cũng là một khó khăn đối với kẻ thù.
“Một cú vẫy đuôi của cá nhà táng có thể khiến tính mạng cá hổ kình lâm nguy. Hơn nữa, dù kích thước ngoại cỡ và những chiếc răng đầy ấn tương, cá nhà táng lại khá nhút nhát và sợ hãi khi cá hổ kình xuất hiện. Chúng thường không trực tiếp tấn công cá hổ kình bằng một cú vẫy đuôi”.
Heinrichs và đồng nghiệp của mình đã thấy một chiếc vây khổng lồ của cá hổ kình trồi lên mặt nước và sau đó họ thấy một nhóm cá nhà táng đang co cụm lại trong tư thế tự vệ tại vùng biển ngoài khơi Sri Lanka.
Trận chiến kết thúc, dường như là những chú cá hổ kình đã kịp tách riêng một con cá nhà táng trẻ ra khỏi đàn để tấn công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét