Thế giới kỳ vĩ và bí ẩn của loài khủng long đã được tái hiện sinh động qua các tác phẩm đồ họa tuyệt vời của hai họa sĩ Damirg Martin và Daniel Eskrige. Những hình ảnh này được đăng tải trên trang Deviantart.com.
Giganotosaurus là loài khủng long ăn thịt thuộc họ Carcharodontosauridae sống vào 97 triệu năm trước, đầu giai đoạn Cenomanian thuộc Kỷ Phấn Trắng muộn. Nặng trên 7 tấn, Giganotosaurus là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất. Nó lớn hơn Tyrannosaurus rex nhưng nhỏ hơn Spinosaurus. Hoá thạch của loài khủng long này chỉ được tìm thấy ở Argentina.
Stegosaurus (thằn lằn gai) là một chi khủng long phiến sừng thuộc cận bộ Stegosauria, sống từ Hậu Jura (khoảng 150 triệu năm trước) ở miền Tây Bắc Mỹ ngày nay. Loài khủng long dài 9m này có hai bộ não lớn bằng quả táo, một ở trên đầu và một nằm ở phần chính của đuôi. Do những đuôi nhọn và bọc giáp, Stegosaurus là một trong những khủng long dễ nhận ra nhất.
Brachiosaurus là một loài khủng long ăn cỏ sống cuối kỷ Jura (khoảng 150 triệu năm trước) ở kiến tạo núi Morrison của Bắc Mỹ . Đây là một loài khủng long khổng lồ, nặng khoảng 40 tấn có cổ dài, đuôi khá ngắn so với tổng quan và hộp so nhỏ. Các chi trước dài hơn chân sau tạo nên thân hình nghiêng dốc, làm gợi nhớ hình dạng cơ thể tổng thể của một con hươu cao cổ hiện đại
Spinosaurus là một chi khủng long ăn thịt sinh sống tại Bắc Phi trong các giai đoạn Albian và Cenomanian của kỷ Phấn trắng, khoảng 112 – 97 triệu năm trước. Theo ước lượng gần đây, Spinosaurus là loài lớn nhất trong tất cả loài khủng long ăn thịt được biết đến, thậm chí còn lớn hơn Khủng long bạo chúa rex và Giganotosaurus. Nó dài khoảng 16-18 mét và nặng 7 - 10 tấn. Lưng của nó có một cánh buồm để giúp kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể. Dù to lớn như vậy nhưng thức ăn của nó chủ yếu là cá.
Styracosaurus là một chi khủng long sừng thuộc họ Ceratopsidae sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 76,5- 75 triệu năm trước ở vùng Bắc Mỹ ngày nay. Nó có từ 4- 6 sừng nhô ra từ các giáp trên đầu, 1 sừng nhỏ ở mỗi bên má và một sừng dài 60 cm nhô ra từ mũi. Những con Styracosaurus trưởng thành dài 5,5 m và nặng khoảng 3 tấn.
Các chức năng của những chiếc sừng thuộc loài Styracosaurus này đã gây ra tranh cãi trong nhiều năm.Nhiều người tin rằng nó là thứ vũ khí để tự vệ và giao chiến giữa các con đực.
Carnotaurus là loài khủng long ăn thịt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, xuất hiện vào cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 70 triệu năm trước. Nó nặng khoảng 2,9 tấn với một cặp sừng nhọn đặc trưng trên đầu.
Có thế chạy với tốc độ lên tới 50km/h và sở hữu chiếc đuôi được cho là khỏe nhất trong tất cả các loài khủng long, Carnotaurus là một trong những kẻ săn mồi khủng khiếp nhất từng tồn tại trẻn quả đất.
Caudipteryx (có nghĩa là "đuôi lông vũ") là loài khủng long thuộc chi ăn thịt có kích thước bằng con công sống trong giai đoạn Aptian của kỷ Phấn trắng sớm (khoảng 124 triệu năm trước). Toàn thân của loài khủng long này được lông vũ bao phủ.
Quetzalcoatlus là một loài khủng long bay được biết đến từ kỷ Phấn Trắng muộn của Bắc Mỹ, khoảng 68-65.5 triệu năm trước. Với chiều cao 10m, nặng 200kg,sải cánh 15m, chúng là một trong những sinh vật biết bay lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh. Tên của nó lấy cảm hứng từ Quetzalcoatl - con rắn thần có lông vũ của nền văn minh cổ Trung Mỹ.
Monolophosaurus (nghĩa là "thằn lằn đơn mào") là một loài khủng long ăn thịt dài 5m, sống vào giữa kỷ Jura (khoảng 168 - 161 triệu năm trước). Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Trung Quốc.
Plesiosaurus là một loài bò sát biển (không được coi là khủng long) sống vào cuối kỷ Jura. Con vật có 4 vây bơi và chiếc cổ rất dài này thường được liên hệ với thủy quái hồ Loch Ness.
Citipati (tiếng Hin-di có nghĩa là "đám tang trên giàn thiêu của vị thánh") là loài khủng long ăn thịt sống ở cuối kỷ Phấn Trắng (70 - 80 triệu năm trước) ở sa mạc Gobi, Mông Cổ. Nó có đặc điểm điền hình của nhóm khủng long "mỏ vẹt", đó là phần miệng cầu tạo giống chiếc mỏ chim và không có răng.
Loài khủng long này nổi tiếng vì những bộ xương cùng ổ trứng được bảo quản rất tốt, giúp củng cố những nghiên cứu về mối liên hệ giữa khủng long và các loài chim.
Aucasaurus là một loài khủng long ăn thịt có kích thước vừa phải, sống ở giai đoạn Santonian, khoảng 83 triệu năm trước. Do những mẫu hóa thạch chưa được thu thập đầy đủ, loài khủng long này vẫn là một ẩn số với các nhà khoa học.
Hai con khủng long ăn thịt thuộc hai loài khác nhau là Majungasaurus (to hơn) và Monolophosaurus đối đầu với nhau. Trên thực tế, hai con vật này không có cơ hội để được hội ngộ vì Majungasaurus sống vào cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 70 triệu năm trước ở đảo Madagascar, trong khi Monolophosaurus sống ở giữa kỷ Jura, khoảng 165 triệu năm trước ở châu Á.
Velociraptor (có nghía là "chim săn mồi tốc độ") là một loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ, từng tồn tại vào cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Trung Á.
Theo các nhà nghiên cứu, Velociraptor là một loài khủng long "thông minh", với trí tuệ tương đương một số loài chim hiện nay và có một số hành vi, tư duy khá phức tạp. Chúng cũng là kẻ săn mồi hung tợn, thường dùng móng vuốt sắc nhọn cào xé con mồi đến chết.
Archaeopteryx (nghỉa là "đôi cánh cổ đại) được coi là loài chim nguyên thủy nhất mà con người biết được cho đến nay. Nó sống vào cuối kỷ Jura, khoảng từ 155-150 triệu năm trước đây tại khu vực mà ngày nay là nước Đức. Archaeopteryx có lông vũ và cánh, nhưng nó cũng có răng và bộ xương giống như loài khủng long ăn thịt nhỏ, do đó nó có các đặc điểm của chim và cả khủng long.
Archaeopteryx có cánh tròn, rộng và đuôi dài, có thể phát triển đến kích thước dài 0,5 m. Lông vũ của nó giống như lông các loài chim bay hiện nay, cho thấy rằng nó không chỉ có khả năng bay, mà còn có máu nóng. Những đặc tính giống chi khủng long ăn thịt của nó là hàm có dãy răng sắc, 3 ngón chân có vuốt cong và đuôi xương dài. Các đặc điểm này khiến cho Archaeopteryx là ứng viên đầu tiên cho một hóa thạch chuyển tiếp từ khủng long đến chim.
Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất, làm cho thảm thực vật chết hàng loạt nên khủng long ăn cỏ chết vì thiếu thức ăn và bị nhiễm độc. Khi các loài khủng long ăn cỏ chết rồi thì kéo theo cả các loài ăn thịt.
Theo KIẾN THỨC
Giganotosaurus là loài khủng long ăn thịt thuộc họ Carcharodontosauridae sống vào 97 triệu năm trước, đầu giai đoạn Cenomanian thuộc Kỷ Phấn Trắng muộn. Nặng trên 7 tấn, Giganotosaurus là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất. Nó lớn hơn Tyrannosaurus rex nhưng nhỏ hơn Spinosaurus. Hoá thạch của loài khủng long này chỉ được tìm thấy ở Argentina.
Stegosaurus (thằn lằn gai) là một chi khủng long phiến sừng thuộc cận bộ Stegosauria, sống từ Hậu Jura (khoảng 150 triệu năm trước) ở miền Tây Bắc Mỹ ngày nay. Loài khủng long dài 9m này có hai bộ não lớn bằng quả táo, một ở trên đầu và một nằm ở phần chính của đuôi. Do những đuôi nhọn và bọc giáp, Stegosaurus là một trong những khủng long dễ nhận ra nhất.
Brachiosaurus là một loài khủng long ăn cỏ sống cuối kỷ Jura (khoảng 150 triệu năm trước) ở kiến tạo núi Morrison của Bắc Mỹ . Đây là một loài khủng long khổng lồ, nặng khoảng 40 tấn có cổ dài, đuôi khá ngắn so với tổng quan và hộp so nhỏ. Các chi trước dài hơn chân sau tạo nên thân hình nghiêng dốc, làm gợi nhớ hình dạng cơ thể tổng thể của một con hươu cao cổ hiện đại
Spinosaurus là một chi khủng long ăn thịt sinh sống tại Bắc Phi trong các giai đoạn Albian và Cenomanian của kỷ Phấn trắng, khoảng 112 – 97 triệu năm trước. Theo ước lượng gần đây, Spinosaurus là loài lớn nhất trong tất cả loài khủng long ăn thịt được biết đến, thậm chí còn lớn hơn Khủng long bạo chúa rex và Giganotosaurus. Nó dài khoảng 16-18 mét và nặng 7 - 10 tấn. Lưng của nó có một cánh buồm để giúp kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể. Dù to lớn như vậy nhưng thức ăn của nó chủ yếu là cá.
Styracosaurus là một chi khủng long sừng thuộc họ Ceratopsidae sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 76,5- 75 triệu năm trước ở vùng Bắc Mỹ ngày nay. Nó có từ 4- 6 sừng nhô ra từ các giáp trên đầu, 1 sừng nhỏ ở mỗi bên má và một sừng dài 60 cm nhô ra từ mũi. Những con Styracosaurus trưởng thành dài 5,5 m và nặng khoảng 3 tấn.
Các chức năng của những chiếc sừng thuộc loài Styracosaurus này đã gây ra tranh cãi trong nhiều năm.Nhiều người tin rằng nó là thứ vũ khí để tự vệ và giao chiến giữa các con đực.
Carnotaurus là loài khủng long ăn thịt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, xuất hiện vào cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 70 triệu năm trước. Nó nặng khoảng 2,9 tấn với một cặp sừng nhọn đặc trưng trên đầu.
Có thế chạy với tốc độ lên tới 50km/h và sở hữu chiếc đuôi được cho là khỏe nhất trong tất cả các loài khủng long, Carnotaurus là một trong những kẻ săn mồi khủng khiếp nhất từng tồn tại trẻn quả đất.
Caudipteryx (có nghĩa là "đuôi lông vũ") là loài khủng long thuộc chi ăn thịt có kích thước bằng con công sống trong giai đoạn Aptian của kỷ Phấn trắng sớm (khoảng 124 triệu năm trước). Toàn thân của loài khủng long này được lông vũ bao phủ.
Quetzalcoatlus là một loài khủng long bay được biết đến từ kỷ Phấn Trắng muộn của Bắc Mỹ, khoảng 68-65.5 triệu năm trước. Với chiều cao 10m, nặng 200kg,sải cánh 15m, chúng là một trong những sinh vật biết bay lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh. Tên của nó lấy cảm hứng từ Quetzalcoatl - con rắn thần có lông vũ của nền văn minh cổ Trung Mỹ.
Monolophosaurus (nghĩa là "thằn lằn đơn mào") là một loài khủng long ăn thịt dài 5m, sống vào giữa kỷ Jura (khoảng 168 - 161 triệu năm trước). Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Trung Quốc.
Plesiosaurus là một loài bò sát biển (không được coi là khủng long) sống vào cuối kỷ Jura. Con vật có 4 vây bơi và chiếc cổ rất dài này thường được liên hệ với thủy quái hồ Loch Ness.
Citipati (tiếng Hin-di có nghĩa là "đám tang trên giàn thiêu của vị thánh") là loài khủng long ăn thịt sống ở cuối kỷ Phấn Trắng (70 - 80 triệu năm trước) ở sa mạc Gobi, Mông Cổ. Nó có đặc điểm điền hình của nhóm khủng long "mỏ vẹt", đó là phần miệng cầu tạo giống chiếc mỏ chim và không có răng.
Loài khủng long này nổi tiếng vì những bộ xương cùng ổ trứng được bảo quản rất tốt, giúp củng cố những nghiên cứu về mối liên hệ giữa khủng long và các loài chim.
Aucasaurus là một loài khủng long ăn thịt có kích thước vừa phải, sống ở giai đoạn Santonian, khoảng 83 triệu năm trước. Do những mẫu hóa thạch chưa được thu thập đầy đủ, loài khủng long này vẫn là một ẩn số với các nhà khoa học.
Hai con khủng long ăn thịt thuộc hai loài khác nhau là Majungasaurus (to hơn) và Monolophosaurus đối đầu với nhau. Trên thực tế, hai con vật này không có cơ hội để được hội ngộ vì Majungasaurus sống vào cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 70 triệu năm trước ở đảo Madagascar, trong khi Monolophosaurus sống ở giữa kỷ Jura, khoảng 165 triệu năm trước ở châu Á.
Velociraptor (có nghía là "chim săn mồi tốc độ") là một loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ, từng tồn tại vào cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 83 đến 70 triệu năm trước. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Trung Á.
Theo các nhà nghiên cứu, Velociraptor là một loài khủng long "thông minh", với trí tuệ tương đương một số loài chim hiện nay và có một số hành vi, tư duy khá phức tạp. Chúng cũng là kẻ săn mồi hung tợn, thường dùng móng vuốt sắc nhọn cào xé con mồi đến chết.
Archaeopteryx (nghỉa là "đôi cánh cổ đại) được coi là loài chim nguyên thủy nhất mà con người biết được cho đến nay. Nó sống vào cuối kỷ Jura, khoảng từ 155-150 triệu năm trước đây tại khu vực mà ngày nay là nước Đức. Archaeopteryx có lông vũ và cánh, nhưng nó cũng có răng và bộ xương giống như loài khủng long ăn thịt nhỏ, do đó nó có các đặc điểm của chim và cả khủng long.
Archaeopteryx có cánh tròn, rộng và đuôi dài, có thể phát triển đến kích thước dài 0,5 m. Lông vũ của nó giống như lông các loài chim bay hiện nay, cho thấy rằng nó không chỉ có khả năng bay, mà còn có máu nóng. Những đặc tính giống chi khủng long ăn thịt của nó là hàm có dãy răng sắc, 3 ngón chân có vuốt cong và đuôi xương dài. Các đặc điểm này khiến cho Archaeopteryx là ứng viên đầu tiên cho một hóa thạch chuyển tiếp từ khủng long đến chim.
Sự tuyệt chủng của loài khủng long đến bây giờ vẫn còn tranh cãi. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay cho rằng vào 65 triệu năm trước đây đã có thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất phá hủy toàn bộ sinh quyển của Trái Đất, làm cho thảm thực vật chết hàng loạt nên khủng long ăn cỏ chết vì thiếu thức ăn và bị nhiễm độc. Khi các loài khủng long ăn cỏ chết rồi thì kéo theo cả các loài ăn thịt.
Theo KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét